Luận Văn Thần học giải phóng Châu Á- thử đề nghị một hướng đi thần học tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- DẪN NHẬP

    Trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á (Ecclesia in Asia), Ðức Gioan Phaolô II nhận định rằng, tại Châu Á, trong "thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo, chúng ta có thể cầu xin cho một mùa gặt đức tin được bội thu trong lục địa rộng lớn và quan trọng này" (số 1). Ðể mùa gặt này được thành tựu, các Giáo Hội tại Châu Á - như là dấu chỉ của ơn cứu độ và khí cụ chuyển đạt Tin Mừng cứu độ - phải cố gắng tìm cách thấu hiểu và diễn đạt sinh hoạt dấn thân truyền giáo của mình không chỉ bằng việc chuyển giao "kiến thức cứu độ", nhưng còn bằng việc trở nên "hành động cứu độ" của Ðức Giêsu Kitô trải dài từ mầu nhiệm nhập thể cho tới mầu nhiệm phục sinh. Ðường hướng này kêu mời các cộng đoàn Kitô hữu tại Châu Á phải dấn thân vào những thực tại của cuộc sống để diễn dịch sứ mệnh và lời rao giảng của Ðức Giêsu Kitô trong thế giới này. Ðây là sự dấn thân của Giáo Hội toàn cầu qua những Giáo Hội địa phương nhằm tiếp nối Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ðấng đã thực sự làm người để cứu độ chúng ta (Pl 2,5-11). Một sự dấn thân vốn không chỉ mang lại ơn cứu độ của Ðức Kitô cho con người, nhưng còn phải trong tư cách nghèo khó và khiêm hạ của chính Ðức Kitô [2]. Nơi các Giáo Hội tại Châu Á, khía cạnh Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể trong khó nghèo khiêm hạ phải được làm cho nổi bật hơn những khía cạnh khác. Càng trở nên giống Ðức Kitô nghèo khó, Giáo Hội càng trở thành khí cụ cứu độ, trở thành hành động cứu độ của Ngài cho nhân loại. Chỉ khi trở nên nghèo khó như Vị Thày Chí Thánh của mình, Giáo Hội tại Châu Á sẽ trở "hạt giống của Lời" sinh nhiều hoa trái trong vùng đất mênh mông của Châu Á vốn còn nhiều nghèo khổ và đa dạng về tôn giáo.

    Do đó, để chu toàn nhiệm vụ song đôi "chuyển giao kiến thức cứu độ" và "trở nên hành động cứu độ của Ðức Giêsu Kitô", nghĩa là nhiệm vụ Tin Mừng hoá [3], các Giáo Hội tại Châu Á cần phải có một nền thần học khả dĩ thích hợp với hiện trạng của chính mình. Bởi vì, như Aloysius Pieris đã phát biểu, một khi có nền thần học cho riêng mình các Giáo Hội tại Châu Á trở thành Giáo Hội của Châu Á; nghĩa là làm cho Tin Mừng được nhập thể thực sự vào nền văn hoá của các dân tộc tại Châu Á, và trở nên thân quen gần gũi, trở thành Á Châu đối với con người tại Châu Á. Như thế, yêu cầu cần có một nền Thần học Châu Á trở nên khẩn thiết với Giáo Hội tại Châu Á: nền thần học này giúp cho Giáo Hội tại Châu Á được hiện hữu để thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng [4].

    Thao thức thi hành nhiệm vụ Tin Mừng hoá và ý thức về tư cách hiện hữu của các Giáo Hội tại Châu Á được thấy rõ trong những tuyên bố chính thức gần đây của Liên Hội Ðồng Giám Mục Châu Á (The Federation of Asian Bishops Conferences, FABC). Hội nghị FABC lần thứ ba tại Bangkok, 1982 và Hội nghị FABC lần thứ năm tại Bandung, Indonesia, 1990 trình bày: "A New Way of Being Church" (Một cách thức mới để là Giáo Hội). Hội nghị FABC lần thứ bảy tại Samphran, Thái Lan, Tháng Giêng 2000 cho thấy "A Renewed Church in Asia: a mission of love and service" (Một Giáo Hội đổi mới tại Châu Á: sứ mạng yêu thương và phục vụ). Cuộc toạ đàm về các Giáo Hội địa phương tại Châu Á và về sứ mạng truyền giáo tại Hongkong 17.5.2000 đưa ra "A New Way of Being Church-in-Mission in Asia" (Một cách thức mới để là Giáo Hội truyền giáo tại Châu Á). Trong những tuyên bố này, Liên Hội Ðồng Giám Mục Châu Á đã đưa ra những đường hướng cụ thể nhằm thể hiện sự hiện hữu của mình một cách rõ nét và phù hợp tại bối cảnh Á Châu. Những đường hướng này rất quan trọng, vì con người chỉ có thể xác định sứ mạng mình làm, khi nhận thức được điều mình là.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...