Sách Thân cò lặn lội

Thảo luận trong 'Sách Văn Hóa' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]



    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]"Theo quan niệm dân gian, Vu Lan là ngày "xá tội vong nhân" cho những cô hồn. Vu Lan là ngày lễ lấy hiếu thuận, bác ái làm mục đích chủ yếu. Chúng ta không chỉ dành tình thương yêu cho những người cùng huyết thống mà còn hướng đến tất cả chúng sinh.
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sau ba tháng An cư kiết hạ, mùa Vu Lan - tức ngày rằm tháng bảy âm lịch - có ý nghĩa rất lớn đối với những người theo tín ngưỡng Phật giáo. Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đây là ngày chư tăng làm lễ "giải hạ" (điềm an cư tập trung). Phật giáo còn gọi lễ Vu Lan là "ngày hoan hỉ". Phật tử và khách thập phương đến chùa tưởng nhớ, tôn vinh công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, cầu nguyện cho vong hồn người thân và các "cô hồn" thập phương được siêu thoát.
    [FONT=arial,helvetica,sans-serif]Báo hiếu không phụ thuộc vào điều kiện vật chất nhưng đòi hỏi người con phải có lòng nhẫn nại, tình thương và trí tuệ. Mỗi người con có thể sớm hay muộn hoặc không bao giờ hiểu hết về cha mẹ, nhưng ý niệm về đấng sinh thành luôn tồn tại vĩnh viễn. Chữ hiếu, thể hiện tâm đức mỗi người, tuy nhiên trong bài viết Nhìn kỹ mẹ, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh lại nhận định: "Ngày Vu Lan, ta nghe giảng và đọc sách về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu, hoặc lạy mười phương tám hướng Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu miền cực lạc, nếu mẹ đã mất. Hiếu thảo xuất phát từ tình thương, nếu không có tình thương, hiiếu chỉ là sự giả tạo". ​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...