Tiểu Luận Tham vấn tâm lý cho trẻ bậc tiểu học

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ Đề:
    Tham vấn tâm lý đối với trẻ tiểu học nhút nhát ngại giao tiếp

    (42 TRANG)

    I. Đặt vấn đề.
    Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống cũng như sự phát triển của học sinh tiểu học: trong giao tiếp, mỗi học sinh vừa là nguồn phát ra thông tin, vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là con đường quan trọng để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Qua giao tiếp, các em thiết lập và vận hành được mối quan hệ với bạn, với thầy cô, nhờ vậy mà tìm được sự bình yên trong đời sống tình cảm để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nhà trường, đặc biệt là trong học tập. Hơn thế, nhờ giao tiếp, các em hiểu nhau, có được những ấn tượng tốt về nhau qua đó có tình cảm với nhau. Giao tiếp góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển khả năng hợp tác, tinh thần cộng đồng trách nhiệm để hoàn thành những nhiệm vụ chung của tổ, tập thể lớp .
    Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, phạm vi giao tiếp của học sinh tiểu học thường hẹp. Các em chủ yếu quan hệ với những người thân trong gia đình, bạn bè cùng xóm phố; với bạn cùng tổ, cùng lớp và với thầy cô giáo phụ trách lớp. Nội dung giao tiếp của các em thường xoay quanh việc học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể, trao đổi về sách báo, "bàn luận" về những điều xảy ra trong cuộc sống thực của các em. Nhìn chung, giao tiếp của các em còn đơn giản và mang tính chất cảm xúc Đây là những vấn đề mà học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng đã và đang vướng mắc cần sự trợ giúp của người khác.
    Nước ta trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã có được những thành tựu bước đầu trong kinh tế và công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các chính sách xã hội cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề sức khoẻ tâm lí vẫn chưa được quan tâm theo đúng nghĩa của nó, nhất là sức khoẻ tâm lí của học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng - lứa tuổi cần được xã hội đặc biệt quan tâm chăm sóc và bảo vệ. Trong khi đó, do sức ép của thời kì hội nhập, của sự thay đổi các giá trị sống từ xã hội truyền thống sang hiện đại, sức ép của các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, sức ép của các thông tin ngày càng phong phú, biến động, đa chiều và trên hết là sức ép của toàn xã hội đối với việc học tập, tu dưỡng của thanh thiếu niên trong thời đại mới, đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ học sinh rơi vào các trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu, thậm chí rối loạn tâm lí. Nhu cầu được chia sẻ, được hướng dẫn, giải toả và được chăm sóc về tâm hồn của trẻ em học sinh, tức là nhu cầu tham vấn tâm lí cho các em đã và đang trở thành vấn đề hiện hữu, mang tính phổ biến và bức xúc trước toàn xã hội.

    II. Nội dung.
    2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
    2.1.1. Thế giới:
    2.2.2. Việt Nam
    2.2. Khái niệm chính của chủ đề.
    2.3. Đặc điểm học sinh tiểu học (chân dung thân chủ).
    2.3.1. Về mặt tâm lý xã hội.
    2.3.2. Về mặt thể chất.
    2.4. Kiến thức và kỹ năng của nhà tham vấn phù hợp với đối tượng
    2.4.1.Kiến thức của nhà tham vấn:
    2.4.2. Kỹ năng của nhà tham vấn sử dụng :
    2.5. Mô hình tham vấn cho thân chủ.
    2.6. Hình thức và quy trình tham vấn.
    2.6.1. Hình thức tham vấn:
    2.6.2. Quy trình tham vấn.
    2.6.3. Lập hồ sơ đánh giá ban đầu cho đối tượng:
    2.6.5. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đ:

    III. Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...