Tiểu Luận Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (9 điểm)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * LỜI MỞ ĐẦU

    Trong pháp luật tố tụng hình sự tố tụng hình sự thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp là một chế định quan trọng. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Chính vì thế, trong quá trình hoàn thiện pháp luật nước ta nói chung và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền xét xử của TA các cấp luôn được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng trước khi ban hành. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta đã ra đời khá sớm và đã qua nhiều lần sửa đổi, các quy định trong đó về thẩm quyền xét xử của TA tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của TA các cấp.

    Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của TA các cấp bộc lộ nhiều điểm bất cập không còn phù hợp gây khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND). Đó là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh không hợp lý, vẫn giao cho TA cấp tỉnh xét xử sơ thẩm quá nhiều việc nên tình trạng tồn đọng án từ năm này sang năm khác còn nhiều. Ngoài ra, một số quy định của BLTTHS không cụ thể, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành nên việc nhận thức và áp dụng vào thực tiễn xét xử vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm.

    Hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt đời sống xã hội, các cơ quan tư pháp cũng được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đối với TAND, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị cụ thể về việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện theo phương hướng củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND theo nguyên tắc “Kiện toàn đến đâu, mở rộng thẩm quyền xét xử đến đó”. Chính vì thế, việc nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này là một nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng.

    MỤC LỤC

    292510599"* LỜI MỞ ĐẦU 1
    292510600"I.Khái quát chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án. 2
    292510601"1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm. 2
    292510602"2. Phân loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm. 2
    292510603"3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 3
    292510604"II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam 5
    292510605"1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc. 5
    292510606"2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ. 7
    292510607"3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng. 8
    292510608"III. Những hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án và phương hướng hoàn thiện quy định về thẩm quyền xét sơ thẩm của tòa án. 11
    292510609"1. Về điều 170 BLTTHS 2003. 11
    292510610"2. Về Điều 171 BLTTHS 2003. 12
    292510611"3. Về điều 172 BLTTHS 2003. 12
    292510612"IV. KẾT LUẬN. 13
    292510613"DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...