Luận Văn Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Tình hình nghiên cứu .2


    3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2


    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục của đề tài 2


    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH .4


    1.1. Lịch sử về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở nước ta 4


    1.1.1. Thời phong kiến .4


    1.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1975 6


    1.1.3. Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay .7


    1.2. Tính chất và ý nghĩa của khiếu nại hành chính 10


    1.2.1. Tính chất của khiếu nại hành chính 10


    1.2.2. Ý nghĩa của khiếu nại hành chính trong việc xây dựng


    Nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội chủ nghĩa .12


    1.3. Một số quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về việc


    giải quyết khiếu nại hành chính 13


    1.3.1 .Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là một hình thức biểu hiện trực


    tiếp của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa .13


    1.3.2. Khiếu nại là một trong những phương thức giám sát của nhân dân đối


    với Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước .15


    1.3.3. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết tốt khiếu nại của công dân là góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố


    lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước 17


    1.3.4. Giải quyết khiếu nại của nhân dân là trách nhiệm của Thủ trưởng các


    cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị .18


    CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH .20


    2.1. Khái niệm và đối tượng của khiếu nại hành chính 20


    2.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính .20


    2.1.2. Đối tượng của khiếu nại hành chính .21


    2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật .25

    2.2.1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ 26


    2.2.2. Thẩm quyền của Tổng Thanh tra 28


    2.2.3. Thẩm quyền của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng


    cơ quan thuộc Chính phủ .29


    2.2.4. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc


    Trung ương 32


    2.2.5. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra các cấp, các ngành 33


    2.2.6. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thảnh


    phố trực thuộc tỉnh .34


    2.2.7. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 35


    2.2.8. Thẩm quyền của thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn trực thuộc 35


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH 38


    KẾT LUẬN .48

    PHẦN MỞ ĐẦU


    Hiến pháp 1992 khẳng định Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, nhân dân làm chủ đất nước về mọi mặt và được Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật. Trong số các quyền chính tri, quyền khiếu nại mang đặc trưng riêng biệt và đóng vai trò là một bảo đảm pháp lý để giữ cho các quyền khác không bị xâm phạm và trong trường hợp bị xâm phạm thì sẽ được phục hồi. Khiếu nại hành chính giúp công dân tự do đánh giá hoạt động công quyền nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do vai trò, vị trí quan trọng của quyền khiếu nại trong đời sống chính trị, xã hội ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đặc biệt đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức, nên hoạt động giải quyết khiếu nại cuũa Nhà nước ta ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ, kỷ cương lỏng lẻo, bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn còn cồng kềnh gây lãng phí ngân quỹ nhà nước, việc giải quyết khiếu nại còn chậm, chồng chéo, trùng lắp, hiệu lực và hiệu quả giải quyết khiếu nại chưa cao.


    1. Lý do chọn đề tài


    Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính giữ một vai trò hết sức quan trọng trong mọi mặt đời sống chính trị, xã hội nước ta. Và hơn ai hết, “người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính” là người giữ vai trò quyết định trong giải quyết khiếu nại góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


    Mặc dù pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần nhưng thực tế cho thấy công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập dẫn đến tình trạng người dân phải thực hiện các quyết định vi phạm pháp luật mà không hay biết hoặc có biết thì cũng không thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc có những hành vi vượt ngoài quyền khiếu nại mà pháp luật quy định gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự xã hội, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có một phần không nhỏ từ những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tình hình này đặt ra một nhu cầu cấp bách trong việc giải quyết hiệu quả và nhanh chóng các khiếu nại của nhân dân.


    Vì những lý do trên, mục đích của việc lựa chọn đề tài này là nhằm nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về quyền khiếu nại của công dân đặc biệt là thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhằm góp phần phát huy quyền làm chủ của công dân và thực hiệnmục tiêu xây dựng một Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam “của dân, do dân và vì dân” như Hiến pháp đã khẳng định.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Theo quan điểm Mác - Lênin thì “mâu thuẫn là động lực phát triển” và khiếu nại hành chính là một tồn tại khách quan phát sinh trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong quá trình quản lý nhả nước của mọi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị nào. Do đó, ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính. Nhiều công trình nghiên cứu về quyền khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính đã được thực hiện như: “Tìm hiểu Luật Khiếu nại, tố cáo” của tác giả Đinh Văn Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2000; “Một số vấn đề Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2004; . Một số cơ sở đào tạo Đại học Luật, Đại học hành chính như Khoa Luật-Đại học Cần Thơ, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia cũng đã nghiên cứu trong các giáo trình đào tạo .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...