Tiểu Luận Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – LỜI MỞ ĐẦU:

    Trong kinh doanh, giữa các cá nhân, đơn vị kinh doanh luôn phải có sự liên kết với nhau để cùng nhau mang lại lợi nhuận, thông thường cá nhân, đơn vị kinh doanh ký kết với nhau hợp đồng kinh tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, thương mại. Theo quy định pháp luật thì các bên phải thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, các tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, thương mại khó có thể tránh khỏi. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như tạo điều kiện hoạt động đồng bộ cho toàn bộ nền kinh tế, các tranh chấp đó cần được giải quyết kịp thời, đúng đắn. Về nguyên tắc khi tranh chấp trong kinh doanh, thương mại xảy ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong kinh doanh, pháp luật cho phép các bên gặp nhau tự bàn bạc tìm cách giải quyết. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2005. Trong phạm vi bài viết này chúng ta đề cập đến: “Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại.

    MỤC LỤC
    A – LỜI MỞ ĐẦU: 1
    B – NỘI DUNG: 2
    I – Vấn đề lý luận về thẩm quyền dân sự của tòa án. 2
    1- Thẩm quyền dân sự của tòa án: 2
    2 – Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc: 3
    II – Quy định của pháp luật và thực trang áp dụng thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại: 4
    1 – Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận : 4
    2 – Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận: 6
    3 – Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty: 7
    III –Một số ý kiến đề xuất về vấn đề thẩm quyền theo loại việc của Tòa án về tranh chấp kinh doanh, thương mại: 9
    C – KẾT LUẬN: 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...