Tài liệu Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thẩm phán: Tưởng Duy Lượng
    Chánh toà – Toà Dân sự TANDTC


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hiện nay, ngành Tòa án đang thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, do đó Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo trình tự sơ thẩm một vài loại việc phức tạp có khó khăn trong thu thập chứng cứ, áp dụng pháp luật còn lại hầu hết các loại vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình đều do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
    Trong quá trình triển khai, áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án các cấp đã có rất nhiều nỗ lực trong áp dụng các quy định pháp luật nói chung, các quy định về thẩm quyền nói riêng. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các quy định về thẩm quyền xét xử cho thấy nhiều thẩm phán còn lúng túng trong việc phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân, giữa vụ việc dân sự và vụ việc hành chính, kinh doanh, thương mại dẫn đến có những sai sót nghiêm trọng, việc thụ lý giải quyết không đúng thẩm quyền về loại việc, về lãnh thổ, thẩm quyền giữa Tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền với Tòa án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền theo Nghị định số 32/2004/QH11 ngày 15-6-2004 của Quốc hội về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, chuyên đề này sẽ hệ thống phân tích đầy đủ các quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự mà trọng tâm là thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, đi sâu giải quyết những vướng mắc, lúng túng, những nhận thức chưa chính xác về thẩm quyền ở một số loại vụ việc, từ đó giúp cho các thẩm phán vận dụng pháp luật một cách chính xác hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...