Tài liệu Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
    và vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài










    Tóm tắt. Bài viết đề cập đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trò của Tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài đối với các tranh chấp thương mại để làm rõ những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay.







    1. Về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài


    Luật Trọng tài Thương mại đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Luật sẽ thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thương mại của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003.
    Kế thừa pháp lệnh TTTM năm 2003 và trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, vận dụng tối đa các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế, Luật ngày 17/6/2010 có nhiều điểm mới cơ bản. Trong số các điểm mới đó có những quan điểm và quy định liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong quá trình tố tụng trọng tài. Những quy định mới này là kết quả không chỉ của quá trình tổng kết thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm, vận dụng các nguyên lý và thực tế phổ biến trong phạm vi quốc tế, mà còn là kết quả của một quá trình tranh luận giữa các quan điểm liên quan đến bản chất và tính chất của Trọng tài, phạm vi thẩm quyền của Trọng tài, mối quan hệ giữa Trọng tài và Tòa án; v.v














































































    Có thể thấy rõ một điều rằng, hoạt động của Trọng tài rất khác với hoạt động của Tòa án trong một quốc gia. Nếu như các thẩm quyển của Tòa án bao gồm thẩm quyền xét xử và ra phán quyết là do pháp luật quy định để Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước mà hoàn toàn có thể độc lập để xét xử và ra phán quyết thì Hội đồng trọng tài được chi phối bởi nhiều yếu tố cùng một lúc: trước hết là ý chỉ của các bên thông qua thỏa thuận trọng tài và sự lựa chọn trọng tài viên; kế đó là sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến thỏa thuận trọng tài và ảnh hưởng của pháp luật nơi tiến hành trọng tài và nơi thi hành quyết định trọng tài.
    Chính vì vậy, về bản chất, Trọng tài, mà cụ thể là Hội đồng trọng tài (HĐTT) luôn luôn phải có đủ tố chất để, môt mặt, bảo đảm sự ổn định và hiệu lực của phán quyết, bảo đảm tính chung thẩm của phán quyết trọng tài và ràng buộc của các bên, mà suy cho cùng là tạo niềm tin của các bên vào kết quả giải quyết tranh chấp; mặt khác, đó là áp lực từ phía những lợi ích công trước khả năng sai lầm của việc giải quyết tranh chấp bởi những lý do từ phía các Trọng tài viên. Suy cho cùng, đó là đòi hỏi của nguyên tắc giải quyết tranh chấp công bằng.






    Xuất phát từ những quan điểm đó, Luật Trọng tài Thương mại (TTTM) Việt Nam năm 2010 đã quy định một hệ thống các thẩm quyền của HĐTT nằm rải rác ở nhiều chương, điều, khoản khác nhau, nhưng có thể chia ra làm mấy loại thẩm quyền sau đây:
    - Thẩm quyền do các bên trao cho Hội đồng;
    - Thẩm quyền do Pháp luật quy định;
    - Thẩm quyền do chính Hội đồng quyết
    định cho mình;
    a) Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài do các bên trao
    Như đã nêu ở trên, bản chất chủ yếu của Trọng tài là ở chỗ Hội đồng Trọng tài chỉ tồn tại khi có ý chí của các bên tranh chấp. Khác hẳn với Tòa án, vụ việc được HĐTT giải quyết chính là do các bên đưa ra và có thể nói không sai rằng, HĐTT là Hội đồng của các bên, cho dù đó là Hội đồng của Trọng tài thường trực hay là Trọng tài at hoc.
    Vì vậy, những thẩm quyền đầu tiên là những thẩm quyền mà các bên trao cho Hội đồng dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
    Luật Trọng tài Thương mại Việt nam năm 2010 xác định các thẩm quyền mà Hội đồng có được do các bên tranh chấp trao trực tiếp cho Hội đồng. Đó là các thẩm quyền được biểu đạt theo cách: “Nếu các bên không có thỏa thuận khác”, “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Theo đó, ý chí của các bên mặc nhiên được chuyển thành thẩm quyền của HĐTT. Đó là những trường hợp liên quan đến địa điểm giải quyết tranh chấp (Điều 11), gửi thông báo và trình tự gửi thông báo (Điều 12), Luật áp dụng trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài (khoản 2 Điều 14); thẩm quyền tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết (Điều 46), quyền yêu cầu nguời làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp, quyền trưng cầu giám định, tham vấn ý kiến chuyên gia, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp (Điều 47), triệu tập nguời làm chứng (Điều 48).

    Điểm rất mới của Luật TTTM Việt Nam năm 2010 là quy định về thẩm quyền của HĐTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Các Điều 50,
    51) và thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 52).
    Về nguyên tắc, HĐTT không được tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, mà chỉ được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của một trong các bên tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho bên bị áp dụng hoặc cho người thứ ba, thì HĐTT không phải chịu trách nhiệm bồi thường mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu HĐTT quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì HĐTT phải bồi thường.
    Như vậy, thẩm quyền này thuộc loại thẩm quyền hoàn toàn do các bên xác định và trao cho HĐTT. Về lý thuyết, có thể phát sinh hai trường hợp: Trường hợp HĐTT áp dụng đúng biện pháp mà đương sự yêu cầu, nhưng quá mức độ yêu cầu, và trường hợp HĐTT áp dụng biện pháp khác so với biện pháp mà đương sự yêu cầu, và trong cả hai trường hợp đều gây thiệt hại cho bên bị áp dụng hoặc cho người thứ ba.
    Xuất phát từ quan điểm về ý chí trực tiếp của các bên trong việc trao quyền cho HĐTT, Luật TTTM 2010 đã chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về HĐTT (Điều 51).
    a) Thẩm quyền do pháp luật quy định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...