Tài liệu Tham nhũng trong đầu tư công: Liệu có giải pháp để khắc phục?

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THAM NHŨNG TRONG ĐẦU TƯ CÔNG: LIỆU CÓ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC?


    PGS.TS. SửĐình Thành và TS Bùi Thị Mai Hoài


    Nhân dịp công bố bảng xếp hạng tham nhũng (IPC) 2004, ông Peter Eigen, chủ tịch Tổ chức Minh
    bạch quốc tế (TI), tuyên bố với báo giới Tham nhũng trong các dự án công ở mức độ cao là một
    trở ngại lớn đối với phát triển bền vững, gây thất thoát lớn về ngân sách mà các quốc gia phát triển
    lẫn các quốc gia đang phát triển đang rất cần cho giáo dục, chăm sóc y tế và giảm nghèo. Theo Tổ
    chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
    làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Có thể khái quát hóa công thức tham nhũng trong
    khu vực công như sau: Tham nhũng = Độc quyền (+) Tùy tiện (-) Trách nhiệm giải trình (–) Minh
    bạch. Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và tham
    nhũng; từđó chỉ ra rằng việc gia tăng quy mô chi đầu tư công với đầu tư tràn lan, dàn trải đi đôi là
    tham nhũng cao Và để khắc phục tình trạng tham nhũng trong đầu tư công, chúng tôi cho rằng
    Chính phủ cần hoàn thiện chính sách đầu tư công hướng đến minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả
    hơn.


    1. Dẫn nhập


    Tham nhũng, tiêu cực trong năm qua diễn ra nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế
    trọng điểm, nhất là trong thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất, như vụ:
    Đề án Tin học hóa các hoạt động hành chính (đề án 112), Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, vụ
    PMU18 vụ Bùi Tiến Dũng, vụ khu Đồng, Quán Nam (Hải Phòng), vụ vi phạm trong đền bù giải
    phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội) . Theo đánh giá của Quốc hội, so với vốn đầu tư xây dựng
    cơ bản của năm 2004 là 58.125 tỉđồng, thì số tham nhũng bằng 10,91%, nếu so với vốn đầu tư xây
    dựng cơ bản của năm 2005 là 66.800 tỉđồng thì đã là 9,5% và nếu so với sốđầu tư xây dựng cơ bản
    năm 2006 là 81.145 tỉđồng thì bằng 7,8%. Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội con số thất
    thoát do tham nhũng gần 8.000 tỉđồng, nếu đối chiếu với bội chi ngân sách năm 2007 là 13.500 tỉ
    đồng thì con số này chiếm hơn một nửa; hơn hai lần phần thu viện trợ không hoàn lại (3.000 tỉ
    đồng) và khoảng 5% thu nội địa của dự trù năm 2007. Không đáng ngạc nhiên khi mà Tổ chức
    Minh bạch Quốc tế (Transparency International: TI) công bố danh sách chỉ sốđánh giá tham nhũng
    (Corruption Perception Index: CPI) năm 2006: Việt Nam xếp thứ 111 so với 163 quốc gia; năm
    2007: Việt Nam xếp 123/173 - nằm trong vùng “báo động đỏ” trên bản đồ tham nhũng của thế giới.


    2. Mối liên hệ giữa đầu tư công và tham nhũng


    - Lý thuyết ủng hộđầu tư công


    Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, trong các tác phNm khoa học của mình, một số nhà kinh tế nổi
    tiếng như Harrod, Domar, Rostow đều cho rằng các quốc gia cần gia tăng vốn đầu tưđể thúc đNy
    tăng trưởng kinh tế, và chỉ ra mối quan hệ cơ học (tỷ lệ tư bản và đầu ra) giữa chi đầu tư và tăng
    trưởng. N ghĩa là, các nhà kinh tế này có quan điểm thiên vềủng hộ mạnh mẽ, khuyến nghị chính
    phủ nên gia tăng chi đầu tư trong ngân sách. Khi đánh giá sự phân bổ nguồn lực của ngân sách cho
    chi đầu tư và chi thường xuyên, họ có khuynh hướng chỉ trích các quốc gia để tỷ phần chi tiêu
    thường xuyên gia tăng nhanh hơn chi đầu tư. N ói cách khác, họ tán thưởng những quốc gia mà ởđó
    có tỷ phần chi cho đầu tư trong tổng chi tiêu chính phủ tăng lên.


    N ói chung, khuynh hướng trên được thể hiện trong nguyên tắc vàng mà các nhà kinh tế chủ trương
    ủng hộ chính phủ các nước nên thực hiện. N guyên tắc này đề cao chính sách vay nợ của chính phủ.


    1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...