Thạc Sĩ Tham luận đánh giá tổng quan vê tình hình kinh tế thế giới, khu vực sau khủng hoảng và những tác độn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Không chỉ riêng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nợ công đang trở
    thành một vấn nạn với nhiều nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc như Mỹ và
    Nhật Bản.
    - Nợ công của Mỹ : Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, lần đầu tiên trong lịch
    sử, nợ công của Mỹ tính đến ngày 1/6 đã hơn 13.000 tỉ USD, tăng 1.600 tỉ USD so với
    năm 2009, tăng hơn hai lần trong 10 năm qua và chiếm tới gần 90% GDP. Nguyên
    nhân chính do Chính phủ Mỹ đã tiến hành các chương trình cắt giảm thuế và thực hiện
    nhiều gói hỗ trợ, nhằm kích thích nền kinh tế nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng
    tài chính toàn cầu. Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, tháng 4 vừa qua là tháng thứ 19 liên
    tiếp, ngân sách liên bang Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. Đây chính là một trong những
    nguyên nhân chính khiến nợ công của Mỹ tăng mạnh. Văn phòng Ngân sách Quốc hội
    Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khoá 2010 sẽ vào khoảng 1.350 tỉ USD.
    - Nợ công của Nhật Bản : Do nhiều thập niên chi tiêu mạnh và giảm thuế đã
    làm cho tỉ lệ nợ công/ GDP của Nhật Bản cao hơn bất kỳ một quốc gia công
    nghiệp phát triển nào, hiện đã tương đương 230% GDP của nước này. Tính đến
    cuối năm tài khoá 2009 (kết thúc ngày 31/3/2010), nợ công của Nhật Bản ở mức
    cao kỷ lục là 882.920 tỉ Yên, tăng 36.430 tỉ Yên so với năm tài khoá trước. IMF
    cảnh báo Nhật Bản sẽ phải bắt đầu cắt giảm nợ công thông qua chính sách tăng
    thuế tiêu thụ.
    3. Những giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách
    Theo yêu cầu của Ủy ban Tiền tệ Châu Âu, nhằm đáp ứng được các tiêu
    chuẩn hội tụ của Liên minh tiền tệ vào năm 2013 và Hiệp ước về Ổn định và Tăng
    trưởng (Stability and Growth Pack/SGP), tỉ lệ thâm hụt ngân sách chính phủ/GDP
    của các nước thành viên EU vào cuối năm tài khoá liền trước phải không được
    vượt quá 3% và tỉ lệ nợ chính phủ/GDP phải không vượt quá 60%. Để làm được
    việc này, Chính phủ các nước thành viên EU phải xử lý khoản thâm hụt ngân sách
    lên tới 400 tỉ euro.
    Những giải pháp của các nước EU cụ thể là :
    - Ngày 11/5/2010, Hy Lạp bị buộc phải thông qua một kế hoạch khắc nghiệt
    về giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ còn 30 tỉ Euro trong vòng 3 năm tới, thông
    qua việc cắt giảm tiền công, trợ cấp, phúc lợi xã hội, giảm bớt các chương trình xã
    hội và tăng thuế giá trị gia tăng.
    - Ngày 26/5/2010, Tây Ban Nha đã công bố cắt giảm 80 tỉ Euro trong kế
    hoạch chi ngân sách, thông qua việc giảm bớt 13 ngàn việc làm trong lĩnh vực dịch
    vụ công, giảm lương của các nhân viên nhà nước đi 5%. Việc cấp 2500 Euro cho
    các cặp bố mẹ chấp nhận sinh con để ngăn chặn xu hướng giảm dân số cũng bị
    hoãn lại.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...