Tài liệu Tham khảo thi công chức 2012 - Phân tích những nội dung mới của luật cán bộ, công chức năm 2008

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tham khảo thi công chức 2012 - PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2008

    I.
    Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh:
    1. Tách đội ngũ viên chức không thuộc phạm vị điều chỉnh của Luật CBCC:
    Luật CBCC đã thu hẹp đối tượng áp dụng so với Pháp lệnh CBCC gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Theo đó, đội ngũ viên chức làm việc trong khu vực sự nghiệp công lập chiếm số lượng rất lớn (khoảng trên 1,4 triệu người), do đặc điểm và tính chất hoạt động của họ không mang tính quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước nên đối tượng này không thuộc phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật. Đây là một bước tiến mới về nhận thức trong quá trình tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức. Khi tách đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp ra khỏi Luật CBCC sẽ có điều kiện tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp, góp phần đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, nâng cao chất lượng phục vụ người dân của các đơn vị sự nghiệp. Trước đây, với việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC năm 2003, Nhà nước đã bước đầu phân định khu vực hành chính nhà nước với khu vực sự nghiệp, tạo cơ sở cho việc xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp. Sau 5 năm thực hiện việc phân định này, đội ngũ viên chức không còn là đối tượng điều chỉnh của Luật CBCC và sẽ được Luật viên chức sau này điều chỉnh.
    2. Phân định rõ ai cán bộ và ai công chức:
    Song song với việc thu hẹp đối tượng điều chỉnh, Luật CBCC đã phân định tương đối rõ ai là cán bộ, ai là công chức. Cả một thời kỳ dài trước đây, do điều kiện chiến tranh và thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tất cả những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, của Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, kể cả trong các doanh nghiệp, lâm nông trường . đều được gọi chung trong cụm từ là cán bộ công nhân viên chức mà chưa có sự phân định rõ ràng, cụ thể. Đến năm 1993, khi thực hiện cải cách tiền lương, mới bước đầu phân định CBCC trong khu vực hành chính sự nghiệp với những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề để Nhà nước ban hành Pháp lệnh CBCC năm 1998 điều chỉnh CBCC trong khu vực hành chính sự nghiệp (gồm các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội) nhưng vẫn sử dụng chung cụm từ cán bộ, công chức, chưa xử lý được vấn đề tách cán bộ với công chức. Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh CBCC, do chưa phân định được rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức nên cơ chế quản lý và chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành vẫn còn những hạn chế, chưa hoàn toàn phù hợp với từng nhóm đối tượng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ công chức vốn có những đặc điểm hoạt động và công tác đặc thù riêng. Luật CBCC năm 2008 đã quy định tiêu chí phân định ai là cán bộ, ai là công chức.
    3. Phân biệt nội dung quản lý giữa cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã:
    Bên cạnh những quy định áp dụng chung đối với cán bộ, công chức, để có những quy định phù hợp với đặc thù hoạt động và thực thi công vụ của cán bộ, công chức và cán bộ cấp xã, công chức cấp xã, Luật CBCC có 3 chương riêng biệt: chương cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; chương công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; chương cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó đã thể hiện bước tiến mới trong việc phân biệt một số nội dung quản lý cán bộ với quản lý công chức và cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt, việc thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đã được thể chế hóa trong các chương này của Luật. Khắc phục xu hướng “hành chính hóa” và “phình” biên chế ở cơ sở, cán bộ cấp xã và công chức cấp xã được quy định cụ thể theo những chức vụ bầu cử và chức danh chuyên môn cần thiết.
    Việc quy định các đối tượng áp dụng nêu trên của Luật có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc quy định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, công tác sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ, đội ngũ công chức và cán bộ, công chức cấp xã.
    4. Về Cán bộ, công chức:
    Theo đó, tại khoản 1, Điều 4 của Luật CBCC quy định cán bộ là:
    “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
    Như vậy, Luật CBCC đã quy định rõ về đối tượng cán bộ gắn với tiêu chí được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ;
    Tại khoản 2, Điều 4 của Luật CBCC quy định công chức là:
    “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
    Như vậy, Luật CBCC quy định rõ đối tượng công chức gắn với tiêu chí được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh.
    Tại khoản 3, Điều 4 của Luật CBCC, quy định cán bộ, công chức cấp xã là:
    “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
    Như vậy, Luật CBCC quy định riêng cán bộ, công chức cấp xã với đối tượng CB,CC cấp trung ương và cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cụm từ “cán bộ, công chức cấp xã” đã được tách ra thành cán bộ cấp xã (gắn với cơ chế bầu cử) và công chức cấp xã (gắn với cơ chế tuyển dụng).
    II. Các nội dung mới liên quan đến các quy định chung của chế độ công vụ và cán bộ, công chức:
    1. Về hoạt động công vụ và quy định rõ các nguyên tắc trong thi hành công vụ.
    Luật CBCC thống nhất cách hiểu về hoạt động công vụ và quy định rõ các nguyên tắc trong thi hành công vụ.
    - Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, quy định tại Điều 2 của Luật CBCC:
    “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.”
    - Các nguyên tắc trong thi hành công vụ, quy định tại Điều 3 của Luật CBCC:
    “1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
    2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
    3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
    4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
    5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.”
    Đây là cơ sở và nền móng để xây dựng một nền công vụ phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam mà vẫn tiếp cận và bắt nhịp được với xu thế phát triển của các nền công vụ trên thế giới. Qua đó, bảo đảm mọi hoạt động công vụ do CBCC thực hiện đều hướng tới phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
    2. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
    Để xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, Luật bổ sung thêm một số nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức. Tại Điều 5 của Luật CBCC quy định:
    “1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
    2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
    3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
    4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
    5. Thực hiện bình đẳng giới.”
    Trong đó, đáng chú ý là nguyên tắc “kết hợp tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”. Nguyên tắc này tạo cơ sở khoa học đồng thời mang tính thực tiễn cao; giúp cho việc xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin - cho trong quản lý biên chế cũng như bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích công tác tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Việc xác định biên chế được thực hiện trên cơ sở khoa học, không chỉ dựa vào nhu cầu công việc, nhiệm vụ của cơ quan, mà còn căn cứ vào tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức. Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ được kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ; việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ - đây chính là việc vận dụng nguyên tắc thực tài trong hoạt động công vụ ở Việt Nam.
    3. Chính sách đối với người có tài năng:
    Tại Điều 6 của Luật CBCC quy định:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...