Luận Văn Thâm hụt kép tại việt nam Mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Tóm tắt 1
    1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION) . 2
    2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (LITERATURE REVIEW) 5
    2.1. Lý thuyết nền tảng về Thâm hụt kép (Theoretical basics) . 5
    2.1.1 Chính sách tài khóa . 5
    2.1.2 Tài khoản vãng lai . 6
    2.1.3 Thâm hụt kép . 7
    2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới 9
    2.3. Tương quan dự kiến của thâm hụt kép tại Việt Nam . 22
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (METHODOLOGY AND DATA) 31
    3.1. Phương pháp nghiên cứu: 31
    3.2. Dữ liệu: 33
    4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (RESULTS) . 34
    4.1. Kiểm định tính dừng 34
    4.2. Kiểm định đồng liên kết . 35
    4.3. Kiểm định nhân quả Granger . 39
    4.4. Kiểm định VECM 41
    4.5. Giải thích kết quả kiểm định 45
    5. TỔNG KẾT (CONCLUSIONS) 48
    5.1. Kết quả nghiên cứu: . 48
    5.2. Khuyến nghị giải pháp . 48
    Tóm tắt
    Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đóng góp hơn nữa vào cuộc tranh luận về giả thuyết “thâm hụt kép” trong một nền kinh tế đang phát triển. Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết này cho Việt Nam với dữ liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011. Kết quả thực nghiệm thu được qua các kiểm định tính dừng Unit root test, kiểm định quan hệ nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết Engle – Granger và Johansen Juselius (1990) cùng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) cho thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam là có mối quan hệ nhân quả một chiều, điều này ngụ ý rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm trầm trọng thêm cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Các tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái trong chuỗi quan hệ nhân quả giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng được nhấn mạnh.

    Tóm tắt
    Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đóng góp hơn nữa vào cuộc tranh luận về giả thuyết “thâm hụt kép” trong một nền kinh tế đang phát triển. Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết này cho Việt Nam với dữ liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011. Kết quả thực nghiệm thu được qua các kiểm định tính dừng Unit root test, kiểm định quan hệ nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết Engle – Granger và Johansen Juselius (1990) cùng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) cho thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam là có mối quan hệ nhân quả một chiều, điều này ngụ ý rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm trầm trọng thêm cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Các tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái trong chuỗi quan hệ nhân quả giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng được nhấn mạnh.
    nước. Hơn nữa, lạm phát tăng gây ra do thực hiện các chính sách mở rộng tài khóa, kết quả làm tăng giá trị tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, một lần nữa làm giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng trong nước và tăng nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, áp lực làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai trong nền kinh tế. Sự xuất hiện của thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở rất nhiều nước đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép và đã có nhiều bài nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm của nhiều tác giả để kiểm định giả thuyết này. Kết quả nghiên cứu đưa ra bốn mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD), bao gồm BD → CAD, BD ↔ CAD, CAD → BD và BD ↔ CAD.
    Việt Nam cũng tồn tại trường hợp tương tự như các nước trên thế giới vì trong suốt khoảng thời gian sau khi mở cửa, ngân sách Chính phủ và cán cân vãng lai luôn trong trạng thái thâm hụt. Trừ năm các từ 1999-2001, những năm mà lần đầu tiên cán cân vãng lai Việt Nam chuyển sang thặng dư, suốt thời gian còn lại cán cân vãng lai luôn trong trạng thái thâm hụt, đặc biệt là năm 2008, thâm hụt tăng lên đến mức 9 tỷ đô la Mỹ do bị ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính thế giới. Ngân sách của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt vì thuế không bù đắp đủ cho chi tiêu của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Liệu rằng thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam có tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại hay không, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối quan hệ này tại Việt Nam, thu thập dữ liệu về thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, lãi suất ngắn hạn và tỷ giá hối đoái USD/VND theo quý, từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011. Phần 2 của bài nghiên cứu này trình bày về cơ sở lý thuyết của giả thuyết “thâm hụt kép”, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở các quốc gia trên thế giới và thực trạng thâm hụt kép tại Việt Nam trong những năm qua. Phần 3 trình bày mô hình và phương pháp ước lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định tính dừng (unit root test) ADF (Augmented Dickey – Fuller), kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Engle-Granger và phương pháp Johasen, tiếp đến thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger và cuối cùng là dùng kiểm định VECM. Phần 4 đưa ra các kết quả kiểm định và phân tích kết quả kiểm định. Phần cuối bài nghiên cứu sẽ kết luận về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...