Luận Văn Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nhằm thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết, trường đã quyết định cho tôi đi thực tập tốt nghiệp tại Đoàn Địa chất 505 thuộc Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 8 tuần, kể từ ngày 20 tháng 06 năm 2012 đến hết ngày 20 tháng 08 năm 2012.
    Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và miền Trung nói chung là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, là nơi có môi trường đầu tư khá tốt nên hàng loạt các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang ngày càng quan tâm đến khu vực này. Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh có tốc độ xây dựng phát triển nhanh nên thị trường tiêu thụ nguồn vật liệu xây dựng rất lớn, hàng năm cần một khoảng đá làm vật liệu xây dựng rất lớn, trong khi năng lực của các mỏ hiện có chưa đủ đáp ứng.
    Do đó, việc tìm kiếm, thăm dò và đánh giá chất lượng, trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng là một yêu cầu cấp bách.
    Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: Thăm dò mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
    Nghiên cứu đề tài này, trước tiên giúp bản thân tác giả làm quen với công tác nghiên cứu, học hỏi được những kiến thức thực tế thông qua những bài học lý thuyết trên lớp. Qua đó nắm vững được kiến thức chuyên môn hơn và tạo cơ sở cho quá trình làm việc sau này.
    1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá chất lượng, trữ lượng ở cấp 121 và 122, các đặc tính công nghệ của mỏ đá núi Hoa Sơn làm vật liệu xây dựng. Nhằm tạo cơ sở cho quá trình khai thác và chế biến đá tại mỏ đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho thị trường.
    2. Các hệ phương pháp thực hiện và khối lượng thăm dò
    - Lộ trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:1000 khối lượng: 25ha.
    - Đo đếm mật độ phân bố các bãi đá lăn
    - Đo bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000 khối lượng 0,25 km[SUP]2[/SUP], định tuyến trắc địa 2.980m, đo công trình ra thực địa 11 điểm và đo công trình vào bản đồ 3 điểm.
    - Lấy và phân tích: 06 mẫu cơ lý đất; 05 mẫu cơ lý đá; 03 lát mỏng; 01 mẫu hoá nước, 01 mẫu vi trùng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng: Đá granit biotit của Phức hệ Đèo Cả (K[SUB]2[/SUB] đc)
    Phạm vi thực hiện đề tài : Mỏ đá xây dựng núi Hoa Sơn, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...