Luận Văn Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu huỳnh mai

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
    1.2.1. Mục tiêu chung 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.3.1. Không gian 3
    1.3.2. Thời gian 3
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
    CỨU. 4
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
    2.1.1. Các khái niệm 5
    2.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 5
    2.1.1.2. Các loại dự án đầu tư . 5
    2.1.1.3. Lãi suất chiết khấu . 6
    2.1.2.Thẩm định ngân lưu của dự án 8
    2.1.2.1. Mục đích của việc xây dựng ngân lưu cho dự án 8
    2.1.2.2. Các công cụ tài chính dùng để phân tích ngân lưu của dự án 8
    2.1.2.3. Một số biến số cơ bản trong kế hoạch ngân lưu 9
    2.1.3.Các chỉ tiêu quyết định đầu tư 10
    2.1.3.1. Hiện giá ròng (NPV) .10
    2.1.3.2. Suất sinh lời nội bộ (IRR) .11
    2.1.3.3. Thời gian hòa vốn .11
    2.1.3.4. Điểm hòa vốn .11
    2.1.3.5. Khả năng thanh toán nợ (DCSR) 12
    2.1.3.6. Các chỉ số tài chính .13
    2.1.4. Mục tiêu thẩm định tín dụng .13
    2.1.5. Những yêu cầu của một dự án .14
    2.1.6. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án .14
    2.1.7. Nguyên tắc cho vay .15
    2.1.8. Điều kiện vay vốn .15
    2.1.9. Quy trình thẩm định dự án .16
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20
    Chương 3: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
    PHÁT TRIỂN CHI NHÀNH VĨNH LONG 21
    3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN .21
    3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
    VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY .22
    3.2.1.Cơ cấu 23
    3.2.2. Chức năng nhiệm vụ .24
    3.3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG - ĐƠN VỊ ĐI
    VAY .28
    Chương 4: THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN
    XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH
    MAI .29
    4.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁ TRA,
    CÁ BASA ĐÓNG GÓI HUỲNH MAI .29
    4.1.1. Đánh giá chung về hoạt động doanh nghiệp 29
    4.1.2. Phân tích tình hình tài chính công ty .30
    4.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY
    SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI 33
    4.2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý .33
    4.2.1.1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp .33
    4.2.1.2. Hồ sơ pháp lý của dự án 34
    4.2.2. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án .34
    4.2.2.1. Mục tiêu của dự án .34
    4.2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư 35
    4.2.2.3. Quy mô đầu tư 36
    4.2.2.4.Quy mô vốn đầu tư 36
    4.2.3. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án 37
    4.2.3.1. Nhu cầu thị trường thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa 37
    4.2.3.2. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm .38
    4.2.4. Đánh giá về cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án .39
    4.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật .40
    4.2.5.1. Địa điểm xây dựng .40
    4.2.5.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án .40
    4.2.5.3. Công nghệ thiết bị 41
    4.2.5.4. Giải pháp xây dựng .41
    4.2.5.5. Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa
    và xử lý 42
    4.2.6.1. Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho dự án 44
    4.2.6.2. Thẩm định về vốn đầu tư 45
    4.2.7. Đánh giá về mặt tài chính của dự án 45
    4.2.7.1. Tình hình kinh doanh 45
    4.2.7.2. Ước lượng ngân lưu của dự án 54
    4.2.7.3. Thẩm định các chỉ tiêu quyết định đầu tư 60
    4.2.7.4. Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ .66
    4.2.8. Phân tích rủi ro của dự án 67
    4.2.8.1. Rủi ro kinh doanh .67
    4.2.8.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô 68
    4.3.TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỢ VAY .68
    4.4. RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN .68
    4.4.1. Các quan hệ giao dịch giữa chủ đầu tư và ngân hàng 68
    4.4.1.1. Với ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Long 68
    4.4.1.2. Với các tổ chức tín dụng khác .69
    4.4.2. Kết quả thẩm định về mặt tài chính .69
    4.4.3. Nhận xét về khách hàng 69
    Chương 5: GIẢI PHÁP 70
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu
    WTO từ ngày 7/11/2006.
    Cũng giống như các nền kinh tế khác, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn mở mang
    hoạt động ở nước ngoài, có điều kiện thúc đẩy cải cách hệ thống Ngân Hàng một
    cách đa dạng hơn cả về loại hình loại hình sở hữu và phương thức hoạt động. Vì
    theo các điều khoản cam kết trong quá trình gia nhập WTO thì kể từ ngày
    1/4/2007 sẽ có nhiều Ngân Hàng (NH) nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam,
    trong đó có cả Ngân Hàng 100% vốn nước ngoài và do đó buộc các Ngân Hàng
    Việt Nam phải tiếp tục cả về tổ chức, năng lực, tài chính, hoạt động, mở rộng
    hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm mới để có thể cạnh tranh trong thời
    kỳ hậu WTO.
    Sự có mặt của các Ngân Hàng nước ngoài với khả năng vượt trội về tài chính,
    loại hình dịch vụ đa dạng nhất là các dịch vụ Ngân Hàng hiện đại dựa trên công
    nghệ cao đã buộc các Ngân Hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) phải quan
    tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ Ngân Hàng phải tiện ích hơn trong điều kiện
    kinh doanh mới này, các NHTM Nhà nước buộc phải cạnh tranh với các NH
    nước ngoài. NH Đầu Tư và Phát triển Vĩnh Long cũng cùng bối cảnh đó. Không
    vì tăng cường sự lớn mạnh trong cạnh tranh mà NH phải tăng cường huy động
    vốn và cho vay mà không chú ý đến hiệu quả tín dụng.
    Ở ĐBSCL nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất mạnh mẽ, thủy sản được
    nuôi ở rất nhiều nơi ở vùng đồng bằng như: ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước
    mặn. Đặt biệt trong thời gian gần đây sự phát triển mạnh mẽ của việc nuôi thủy
    sản ở vùng nước ngọt như cá da trơn ( cá tra, cá basa, ) đã và đang gây cơn sốt
    cho ngành. Do giá cá nguyên liệu tăng lên rất nhanh trong thời gian qua đầu năm
    2006 giá cá nguyên liệu là 13.500đ/kg thì giữa tháng 3/2007 giá cá nguyên liệu là
    15.500đ/kg. Như vậy với tốc độ tăng nhanh của giá cá nguyên liệu, nhiều người
    dân trong khu vực nuôi cá tra, cá basa như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang,
    Bến Tre, Cần Thơ, đã và đang phát triển nhanh và ồ ạt. Việc thị trường ngày
    2
    càng mở rộng và nhu cầu người tiêu dùng tăng như vậy thì các nhà máy chế biến
    thủy sản sẽ không có đủ để đáp ứng. Như vậy, cá nguyên liệu sẽ dư thừa. Với
    nghịch lý người nông dân được mùa thì lại mất giá, điều đó không làm tăng thêm
    thu nhập những hộ nuôi cá mà trái lại làm cho người nuôi không an tâm trong
    việc nuôi cá . Do đó, để cân đối giữa nguồn cung và cầu thì việc xây dựng thêm
    nhà máy chế biến thủy sản là rất cần thiết.
    Trong bối cảnh này thì Công ty TNHH Thanh Hùng đã lập dự án xin vay vốn
    NH Đầu Tư và Phát Triển để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Như vậy để
    NH Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long quyết định cho vay hay không thì thẩm
    định dự án là khâu rất quan trọng, quyết định đến lợi ích cho nhà đầu tư, cho NH,
    cho nông dân và lợi ích cho xã hội.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Cho vay dự án đầu tư là một dạng cho vay trung và dài hạn chủ yếu nhất của
    các Ngân Hàng, mà thẩm định dự án đầu tư là một mắc xích quan trọng trong
    quy trình cho vay dự án. Thực chất của việc thẩm định là dùng một số kỹ thuật
    phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các phương tiện trình bày trong dự án
    theo một số tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật và theo một số trình tự hợp lý chặt chẽ
    nhằm rút ra những kết luận chính xác về giá trị của dự án, từ đó có quyết định
    cho vay đúng mức, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế dự định.
    Thẩm định dự án giúp NH lựa chọn được những dự án tốt và ngăn chặn những
    dự án kém hiệu quả. Dự án kém hiệu quả là những dứ án làm tiêu hao nguồn lực
    và lãng phí vốn đầu tư, mà nguồn lực thì luôn khan hiếm và có chi phí cơ hội của
    nó, vì vậy khi vốn đầu tư không được sử dụng hiệu quả sẽ gây tổn thất cho nhà
    đầu tư, rủi ro cho NH và cho nền kinh tế. Ngược lại dự án tốt là những dự án sử
    dụng có hiệu quả nguồn lực và do đó làm tăng giá trị tài sản cho nhà đầu tư, gia
    tăng của cải cho xã hội. Thẩm định dự án giúp cho NH xem xét các thành phần
    của dự án có phù hợp với bối cảnh chung của khu vực mà dự án đang đầu tư hoặc
    mục tiêu mà dự án đang hướng đến hay không ? xu hướng phát triển của ngành,
    của địa phương, của thị trường. Bên cạnh đó thẩm định dự án còn giúp cho NH
    nhận dạng những rủi ro có thể xuất hiện khi dự án được triển khai thực hiện.
    3
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Là xác định giá trị thực của dự án trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn chấp
    nhận dự án, với giá trị thực như sau:
    - Sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu chiến lược phát triển
    kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia hay mục tiêu của nhà đầu tư đã xác định là
    phù hợp hay không.
    - Về kỹ thuật và công nghệ của dự án có phù hợp với trình độ và yêu cầu sử
    dụng của ngành và của quốc gia trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án hay
    không? Mức độ chấp nhận về môi trường, xã hội để đảm bảo sự an toàn cho con
    người và các hoạt động khác trong khu vực có dự án. Sự phù hợp với yêu cầu sản
    xuất sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư.
    - Khả năng tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố nguyên vật liệu, năng lượng,
    khả năng và trình độ quản lý để vận hành các trang thiết bị của nhà đầu tư có
    đáp ứng đủ không?
    - Lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư, ngân hàng và quốc gia là như thế
    nào?
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    Trước khi thẩm định dự án mở rộng của một doanh nghiệp nào đó thì việc đầu
    tiên là xem xét, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
    Nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì việc thẩm định mới có thể tiến
    hành được.
    Bước đầu tiên khi bước vào quá trình thẩm định là phải xem xét tính hợp lý
    của hồ sơ tín dụng. Vì một dự án được tiến hành thẩm định khi đã có đủ các hồ
    sơ do các tổ chức tín dụng yêu cầu.
    Khi các hồ sơ đã đủ thì tiến hành phân tích hiệu quả của dự án, khả năng trả
    nợ của doanh nghiệp lập dự án đó.
    Khi dự án khả thi thì tiến hành đánh giá tài sản đảm bảo.
    Khi dự án trãi qua các bước nêu trên thì việc cuối cùng là ra quyết định đối với
    dự án tức là cho vay hay không?
    4
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian
    Dự án của công ty TNHH Thanh Hùng vay vốn để xây dựng xí nghiệp chế
    biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai ở khu công nghiệp Sa Đéc, thị xã Sa Đéc,
    tỉnh Đồng Tháp vay vốn Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long
    1.3.2. Thời gian
    Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
    Hồ sơ xin vay vốn đầu tư cho dự án xây dựng xí nghiệp chế biến thủy sản xuất
    khẩu Huỳnh Mai.
    Thẩm định dự án là phải thẩm định về tất cả các mặt của dự án như thẩm định:
    về pháp lý, về phương diện thị trường, về phương diện kỹ thuật, về môi trường,
    về phương diện tổ chức quản trị, về phương diện tài chính, về phương diện kinh
    tế xã hội. Từ đó cho thấy thẩm định dự án là cả một quy trình lớn đòi hỏi nhiều
    kỷ năng, sự hiểu biết và đặc biệt là phải có kinh nghiệm thì công việc thẩm định
    mới có thể chính xác và ít rủi ro. Vì vậy ở đây em chỉ nghiên cứu về và tài chính
    của dự án.
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
    CỨU
    Trong quá trình nghiên cứu, thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy
    sản xuất khẩu Huỳnh Mai chủ yếu là sử dụng mô hình thẩm định của Ngân Hàng
    Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long cùng với lý thuyết được học. Vì đây là dự án
    đang trong thời gian giải ngân cho nên có sự khác biệt với báo cáo thẩm định dự
    án của Ngân hàng về nhiều mặt nhưng có hai mặt khác biệt lớn. Sự khác biệt đó
    thể hiện cụ thể như sau:
    - Trong hầu hết các bài thẩm định của cán bộ Ngân hàng đều không lập dòng báo
    cáo ngân lưu.
    - Lãi suất chiết khấu được tính theo công thức lãi suất chiết khấu của Ngân hàng.
    Trong khi đó lãi suất chiết khấu mà cán bộ Ngân hàng sử dụng trong hầu hết các
    dự án là lãi suất cho vay vốn đầu tư tài sản cố định (với lãi suất chiết khấu là
    13,8%
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...