Tiểu Luận Thẩm định năng lực pháp lí của khách hàng - môn Thẩm định tín dụng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MÔN: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 5
    NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÍN DỤNG 6
    1. Các khái niệm chung về tín dụng: . 6
    2. Vấn đề đặt ra đối với công tác thẩm định 6
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC
    PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG . 7
    I. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC PHÁP LÝ . 7
    1. Khái niệm 7
    2. Mục đích thẩm định khách hàng . 8
    3. Phương pháp thẩm định 8
    4. Phân loại tư cách pháp lý . 8
    5. Điều kiện được vay vốn 10
    6. Một số điểm cần lưu ý khi xem xét, đánh giá năng
    lực pháp lý của khách hàng doanh nghiệp 11
    7. Nội dung bộ hồ sơ pháp lý . 13
    II.GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG . 14
    1. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng . 14
    2. Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng 17
    CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN . 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 21





    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngân hàng là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư. Ngân hàng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh.
    Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
    Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao.Do đó vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng, không chỉ việc cung ứng vốn kịp thời và đầy đủ mà ngân hàng còn đóng vai trò hạn chế những tổn thất kinh tế do việc thực hiện các dự án không khả thi thông qua vai trò thẩm định các dự án độc lập. Chính vì vậy, nhóm em đã đi sâu và tìm hiểu công tác thẩm định cho vay trong các dự án. Do đó, nhóm em xin trình bày về một phần nhỏ của nội dung trong công tác thẩm định đó là: Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng để làm rõ thêm nội dung này.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...