Đồ Án Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    33 trang

    LỜI NÓI ĐẦU

    Đầu tư là động lực phát triển nói chung và là phát triển kinh tế nói riêng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Từ mục tiêu rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước trong đang chạy đua phát triển kinh tế từ xuất phát điểm thấp, nhu cầu đầu tư ở Việt Nam ngày càn tăng. Vấn đề đặt ra là phải đầu tư như thế nào có hiệu quả để sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Vì vậy, đổi mới là thực hiện nghiêm túc lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư vừa là yêu cầu thực tế vừa mang tính cấp bách đối với Việt Nam.

    Thẩm định dự án đầu tư là một trong những công cụ hỗ trợ có hiệu lực cho công tác quản lý hoạt động đầu tư. Trong đó thẩm định khía cạnh tài chính là một mặt cần coi trọng. Khi dự án không về mặt tài chính sẽ không thu hồi hay khó thu hồi được nguồn vốn đã bỏ ra dẫn đến suy giảm nguồn tài chính tiếp theo gây hiệu quả nghiêm trọng.

    Như vậy công tác thẩm định hay thẩm định tài chính nói riêng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư. Nhận thức được điều này em chọn đề tài "Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư"

    Nội dung bài viết gồm 3 phần

    Phần I: lý luận chung về đầu tư, dự án đầu tư là thẩm định chuẩn đầu tư

    Phần II: Nội dung thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư.

    Phần III: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư và một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư.

    Đây là vấn đề trình bày có phạm vi rộng mà tầm hiểu biết cũng như thời gian hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của cô giáo để em có thể hoàn thiện thâm và nâng cao trình độ hiểu biết về công tác thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư.

    Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thê đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này



    NỘI DUNG

    PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ

    1. Khái niệm:

    Đầu tư là sự bor vốn (chi tiền vốn) cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nầo đó (tạo ra khai thác sử dụng tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.

    2. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án và lập dự án đầu tư

    Hoạt động đầu tư là việc sử dụng tiền vào mục đích sinh lãi nếu xét trên giá trị ///////// cá nhân hoặc đơn vị đó đã bỏ tiền ra. Trên góc độ nền kinh tế đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Trong hoạt động đầu tư có những đặc điểm đặc thù sau đây.

    Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đó phát huy tác dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội phải kéo dài trong nhiều năm. Điều này dẫn đến các dự tính (vốn đầu tư, nhân lực ) chịu một xác xuất biến đổi nhất định do định hướng của yếu tố ổn định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài chính Chính điều này là một nội dung quan trọng để đầu tư theo dự án và phải kịp dự án đầu tư cũng như phải phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định.

    Về tiền, vật tư , lao động cần thiết cho một công cuộc đầu tư thường khá lớn//////// đồng thời phải đầu tư theo dự án và lập dự án đầu tư để có thể phân bổ được vốn một cách hợp lý, có được giải pháp tốt cho quản lý lao động, vật tư .

    Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nhiều khi vĩnh viễn, do vậy chúng ta phải lập dự án đầu tư để có thể ứng phó được linh hoạt dịch với những thay đổi của thị trường, môi trường kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ sự hợp lý.

    Đa số công trình đầu tư được bán ra ở ////// định do vậy chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội các vùng, khu vực đó. Do vậy phair đầu tư theo dự án để có thể khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, ngành và bố trí sản xuất phù hợp (tài nguyên, nguyên liệu, giao thông)

    -Do thời gian đầu tư và vận hành kéo dài vốn đầu tư lớn nên hoạt động đầu tư phát triển có mức độ rủi ro cao do vậy đòi hỏi chúng ta phải lập dự án đầu tư để có thể xác định được các nhân tố rủi ro, loại bỏ hoặc hạn chế rủi ro.

    Tóm lại từ những khía cạnh của phân tích ở trên đòi hỏi trong quá trình đầu tư chúng ta phải đầu tư theo dự án và lập dự án đầu tư.

    II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    Dự án đầu tư có thể xem xét trên các góc độ

    -Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được kết quả và thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...