Thạc Sĩ Thẩm định dự án khu chung cư, văn phòng cho thuê Bình Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Chính sách di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong nội thành vào tập trung
    tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và vùng phụ cận (2002- 2006) và kế hoạch xử lý
    triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Chính phủ buộc Công ty cổ
    phần Điện tử Bình Hòa (VBH) phải di rời hoạt động của mình về cơ sở 2 tại Đồng Nai,
    mặc dù công ty đang có quyền sử dụng đất dài hạn đến năm 2020 theo hợp đồng của Bình
    Hòa với nhà nước. Tuy nhiên, chương trình này đưa ra chính sách ưu tiên dành cho doanh
    nghiệp, nếu doanh nghiệp có dự án khả thi để chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì nhà
    nước sẽ cho phép doanh nghiệp mua đất, thông qua Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
    (Ban chỉ đạo 09).
    Nhận thấy nhu cầu về nhà ở và nhu cầu cần thuê văn phòng, khu thương mại đang gia tăng,
    đồng thời khu đất đang thuê có giá trị thương mại lớn nên VBH và TECCO (Công ty Cổ
    phần Đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới, cổ đông của VBH) tính toán phương
    án đầu tư vào xây dựng khu chung cư, văn phòng cho thuê, gọi là dự án xây dựng khu
    chung cư, văn phòng cho thuê. Dự án xây dựng 7 khối nhà cao tầng (3 khối 15 tầng, 1 khối
    18 tầng và 3 khối 20 tầng), hồ bơi, trường học, tầng hầm, công viên cây xanh và đường nội
    bộ. Diện tích khu đất làm dự án là 24.418.5m2, địa điểm dự án tại khu đất mà VBH đang
    thuê 204 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh.
    Muốn vậy, VBH cần lập báo cáo đánh giá tính khả thi về mặt tài chính nhằm đảm bảo cho
    việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê là
    hiệu quả, đồng thời chứng minh tính khả thi về mặt kinh tế - xã hội để nhà nước cấp phép
    đầu tư.
    Kết quả thẩm định tài chính trên 3 phương án kinh doanh của VBH cho thấy cả 3 phương
    án đều khả thi về mặt tài chính, nhưng phương án 3 là phương án tốt nhất nếu so sánh về
    các tiêu chí thẩm định NPV, IRR, B/C, DSCR và PP đối với các phương án còn lại. Theo
    đó, VBH sẽ tự quản lý tầng hầm, cho thuê 2 tầng của tất cả 7 khối, cho mục đích làm văn
    phòng, khu thương mại, đồng thời bán toàn bộ căn hộ từ tầng 3 trở lên của tất cả các khối
    nhà.


    iv
    Phân tích mức độ rủi ro về mặt tài chính của dự án (theo phương án 3) đối với sự thay đổi
    giá bán căn hộ, tốc độ tăng giá căn hộ, giá cho thuê văn phòng, chi phí xây dựng và lạm
    phát cho thấy dự án có mức độ rủi ro rất thấp. Giá bán căn hộ và tốc độ tăng giá căn hộ và
    lạm phát không làm thay đổi quyết định đầu tư. Xác suất để giá cho thuê văn phòng giảm
    tới mức 1,9 usd/tháng/m2, chi phí xây dựng gia tăng đến mức 127% làm cho NPV < 0 và
    IRR < MARR gần như không xảy ra trong thực tế. Cho dù nhà nước định giá đất theo giá
    nhà nước hay giá thị trường thì mức độ rủi ro vẫn thấp và dự án vẫn đáng để VBH thực
    hiện.
    Kết quả thẩm định trên phương diện nền kinh tế nói chung cho thấy, dự án sẽ tạo ra ngoại
    tác tích cực đối với tổng thể nền kinh tế và tạo ra mức thu ngân sách 817,04 tỷ đồng cho
    nhà nước, đây là khoản thu chênh lệch giữa khoản thu trước và sau khi chuyển đổi mục
    đích sử dụng đất. Trước khi có dự án, nhà nước chỉ thu được một khoản tiền duy nhất là
    tiền cho thuê đất. Sau khi có dự án, ngoài khoản thu về đất bao gồm tiền mua quyền sử
    dụng đất và phí chuyển chuyển nhượng thì nhà nước còn thu được các khoản thuế từ hoạt
    động kinh doanh của dự án. Khoản chênh lệch này lớn hơn so với khoản mất đi 716,8 tỷ
    nếu nhà nước đấu thầu quyền sử dụng đất theo giá thị trường. Cả doanh nghiệp và nhà
    nước đều có lợi nếu doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhà nước lợi đúng
    bằng khoản chênh lệch thu ngân sách 817,04 tỷ và doanh nghiệp lợi hơn 1010 tỷ tiền lãi từ
    việc thực hiện dự án.
    Dự án khả thi về mặt tài chính và kinh tế nên nhà nước không phải hỗ trợ. Nhưng nếu nhà
    nước không tính giá đất theo giá thị trường thì thực chất nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp
    716,8 tỷ. Luận văn khẳng định, khoản thu 716,8 đã chuyển từ nhà nước sang doanh nghiệp
    như một khoản trợ cấp và kiến nghị cần thay đổi chính sách đối với tất cả các doanh
    nghiệp đang có ý định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng chung cư, văn phòng
    cho thuê là cần tính giá đất theo giá thị trường, bằng hình thức đấu giá. Vì nếu đất được
    định giá theo giá thị trường thì doanh nghiệp vẫn sẵn lòng chuyển đổi mục đích sử dụng.
    Trong quá trình thực hiện dự án sẽ sinh ra các ngoại tác tiêu cực về môi trường và giao
    thông, nhà nước có thể giám sát quá trình này để hạn chế ngoại tác tiêu cực.


    v
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Xác nhận của đơn vị đầu tư
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Tóm tắt luận văn ii
    Mục lục . v
    Danh mục chữ viết tắt . vii
    Danh mục biểu đồ viii
    Phụ lục bảng ix
    Chương 1. GIỚI THIỆU . 611
    1.1 Đặt vấn đề . 621
    1.2 Mục tiêu của đề tài 633
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 643
    1.4 Phạm vi của đề tài 653
    1.5 Bố cục luận văn . 664
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 676
    2.1 Các quan điểm và nội dung phân tích dự án . 686
    2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính 697
    2.3 Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế 708
    Chương 3. MÔ TẢ DỰ ÁN . 7110
    3.1 Giới thiệu dự án . 7210
    3.2 Đặc điểm của dự án . 7311
    3.3 Giải pháp kiến trúc và tiêu chuẩn xây dựng 7412
    3.4 Số liệu tính toán liên quan đến nội dung phân tích dự án 7513
    Chương 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 7618
    4.1 Giới thiệu các phương án phân tích 7718
    4.2 Biểu đồ dòng tiền tệ . 7821
    4.2.1 Chi phí đầu tư 7921


    vi
    .8023
    4.2.3 Doanh thu của dự án 8123
    4.2.4 Kế hoạch vay vốn và trả lãi 8223
    4.2.5 Lịch khấu hao 8324
    4.2.6 Báo cáo thu nhập . 8425
    4.2.7 Biểu đồ dòng tiền tệ 8525
    4.3 Tính toán phân tích tài chính 8626
    4.4 Phân tích kết quả thẩm định . 8728
    Chương 5. PHÂN TÍCH RỦI RO 8830
    5.1 Xác định biến rủi ro 8930
    5.2 Mô hình kết quả . 9031
    5.3 Kết luận về mức độ rủi ro 9140
    Chương 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI 9241
    6.1 Phân tích kinh tế 9341
    6.1.1 Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế 9441
    6.1.2 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực 9542
    6.1.3 Dòng tiền kinh tế dự án 9643
    6.2 Phân tích tác động ngân sách 9744
    6.3 Phân tích tác động phân phối 9845
    Chương 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9947
    Tài liệu tham khảo 47
    Phụ lục . 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...