Luận Văn Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại Ngân hàng Công Thương

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.


    Có người ví rằng: “Tài chính là mạch máu, là nhịp đập con tim của mỗi doanh nghiệp”. Thật vậy, một đơn vị, tổ chức kinh doanh nếu tài chính không mạnh, không vững thì đơn vị, tổ chức đó không thể tồn tại được, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nước ta đã và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế mà mọi đơn vị kinh tế đều phải tự thân vận động theo các quy luật của thị trường để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chính đơn vị mình. Trong đó, hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ, vì hầu hết các ngân hàng ở nước ta hiện nay cũng là những đơn vị kinh doanh. Cho nên việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm sao để lợi nhuận thu về từ đồng vốn tín dụng là tối ưu và làm thế nào để tình hình tài chính của ngân hàng phát triển tốt, ổn định và tăng trưởng luôn là vấn đề được các nhà quản trị của ngân hàng đặc biệt quan tâm.

    Cà Mau là một tỉnh cuối cùng của cực nam Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ tháng 01 năm 1997. Tuy còn không ít những khó khăn, nhưng do sự nổ lực cố gắng của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đã làm cho bộ mặt của tỉnh không ngừng thay đổi. Hiện nay, tỉnh Cà Mau còn rất nhiều tiềm năng về thủy sản, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, du lịch đang được đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu là thế mạnh truyền thống của tỉnh đang được ưu tiên khuyến khích. Từ đó, nhiều dự án về chế biến thủy sản không ngừng được xét duyệt đầu tư. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn để phát triển các dự án thuộc lĩnh vực nói trên ở Cà Mau hiện nay là rất lớn, nhất là vốn tín dụng từ phía các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

    Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 94 Lý Thường Kiệt, Phường 7, TP Cà Mau, với tên giao dịch là INCOMBANK CA MAU (Industrial and Commercial Bank Of Ca Mau), là ngân hàng quốc doanh lớn trên địa bàn được tách ra từ Ngân hàng Công Thương Minh Hải (thành lập ngày 01/10/1988). Qua gần 18 năm đổi mới và hoạt động, NHCT chi nhánh tỉnh Cà Mau đã đóng góp một vai trò rất lớn vào việc cung cấp vốn tín dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, đồng thời góp phần ổn định phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ của thành phố Cà Mau nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. Cà Mau càng phát triển đi lên thì nhu cầu vốn càng tăng lên, các dự án đầu tư cũng tăng lên đáng kể, theo đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng trở nên gay gắt hơn trước, nên để tồn tại được NHCT Cà Mau đã không ngừng chú trọng đến hiệu quả món cho vay của mình. Hiệu quả món cho vay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong đó khâu đầu tiên là thẩm định để xét duyệt cho vay. Đa số các nhà quản trị của bất cứ ngân hàng nào chứ không riêng gì Ngân hàng Công Thương Cà Mau đều cho rằng đây là khâu then chốt nhất, quan trọng nhất để đảm bảo việc cho vay có hiệu quả và mang lại lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng.

    Nhận thức được điều này, NHCT Cà Mau theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam đã nghiên cứu và đề ra quy trình thẩm định thực tế áp dụng tại chi nhánh mình nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng. Vậy, thực tế quá trình thẩm định một dự án đầu tư tại NHCT Cà Mau diễn ra như thế nào? Tiến hành ra sao? Và NHCT Cà Mau đã làm gì để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh đối với việc thẩm định dự án nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị? Với mong muốn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên, tôi đã chọn đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp.

    Hơn nữa, đây là một dự án đầu tư có quy mô khá lớn trong tỉnh mà NHCT Cà Mau vừa mới tiếp nhận và đang trong quá trình chuẩn bị cho công tác thẩm định để xét duyệt cho vay, nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có điều kiện tiếp cận một cách thực tế hơn, sâu sắc hơn về công tác thẩm định dự án mà ngân hàng tiến hành, đồng thời thấy được tầm quan trọng của công tác này đối với sự tồn tại và phát triển của NHCT Cà Mau nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau nói chung.

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.

    Luận văn được xây dựng và hoàn thành dựa trên các căn cứ mang tính chất khoa học và lý luận, đồng thời cũng dựa trên những căn cứ mang tính chất thực tiễn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau.

    Những căn cứ khoa học và lý luận:

    - Dựa trên những vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, về công tác thẩm định một dự án đầu tư, quy trình thẩm định một dự án đầu tư nói chung và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư được trình bày trong các sách kinh tế, sách về thẩm định dự án đầu tư của nhiều tác giả và vận dụng những kiến thức từ nhà trường để làm cơ sở cho việc tìm hiểu và thẩm định dự án đầu tư cụ thể trên thực tế.

    - Dựa trên những hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về những vấn đề liên quan đến thẩm định và xét duyệt cho vay đối với các dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế để vận dụng vào thực tiễn đề tài.

    Các căn cứ thực tiễn:

    - Tìm hiểu và tiếp cận với công tác thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

    - Tham gia công việc thẩm định “Dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH” cùng các cán bộ thẩm định của NHCT Cà Mau, để từ đó đút kết được những kinh nghiệm thực tế hơn, sâu sắc hơn, đồng thời kết quả thẩm định sẽ mang tính chất thực tiễn và thật sự có ý nghĩa.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

    1.2.1. Mục tiêu chung.


    Mục tiêu tổng quát cần đạt tới trong luận văn tốt nghiệp này là vận dụng quy trình thẩm định thực tế tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Cà Mau để tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH trên tất cả các phương diện về mặt khách hàng xin vay, về tính khả thi của dự án đầu tư và nhất là về mặt lợi ích của ngân hàng, từ đó nhằm đánh giá hiệu quả của dự án ở mức độ nào để xét duyệt cho vay.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

    Căn cứ trên mục tiêu chung, trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu cụ thể mà tôi đề ra và cần đạt được khi hoàn thành luận văn này là:

    - Thẩm định khách hàng vay vốn hay còn gọi là chủ đầu tư (công ty CMFISH) xem công ty này có đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Cà Mau hay không?

    - Dự kiến các lợi ích mang lại cho ngân hàng nếu ngân hàng xét duyệt khoản vay cho dự án này.

    - Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư trên tất cả các phương diện thị trường, các yếu tố đảm bảo đầu vào, phương diện kỹ thuật, tổ chức và quản lý, khả năng trả nợ và cả lợi ích về mặt xã hội của dự án.

    - Phân tích những thuận lợi và những rủi ro có thể phát sinh khi thẩm định và xét duyệt cho vay dự án này, đồng thời tìm ra những giải pháp tối ưu để hạn chế những rủi ro đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cà Mau trong việc thẩm định và cho vay dự án nói trên.

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

    1.3.1. Không gian


    Dựa trên những thông tin thu thập từ phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn (phòng Khách hàng số 1), phòng kế toán, phòng xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Cà Mau, đồng thời thu thập thêm những thông tin có liên quan từ công ty CMFISH cung cấp, từ nghiên cứu thực tế và hơn nữa là được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ tín dụng, thẩm định trong ngân hàng đã cung cấp những thông tin bổ ích và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được đề tài này.

    1.3.2. Thời gian.

    Khi đánh giá khả năng của công ty CMFISH, tôi đã nghiên cứu số liệu về công ty từ năm 2005 – 2006 để làm cơ sở.

    Khi thẩm định và đánh giá dự án, tôi dùng số liệu dự kiến về dự án từ năm 2008 – 2017 do CMFISH cung cấp và những số liệu mà tôi cùng các anh chị trong phòng Khách hàng số 1 của Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã trực tiếp thu thập được trên thực tế để làm căn cứ phân tích và cho nhận xét về tính khả thi của dự án này.

    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.

    Vì thời gian nghiên cứu và thực tập có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một dự án đầu tư cụ thể tại ngân hàng Công Thương Cà Mau, vì thế đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là dự án: “Đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của công ty TNHH KDCB thuỷ sản & XNK CMFISH” vừa trình ngân hàng để xin thẩm định và xét duyệt cho vay.

    1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

    Thẩm định dự án đầu tư là một công tác khá quan trọng trong nền kinh tế, bao gồm cả ở góc độ Nhà nước và góc độ doanh nghiệp. Thẩm định đúng hay sai một dự án đều có những ảnh hưởng nhất định đến một hoặc một số chủ thể kinh tế nói riêng và sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Vì thế, ngày 17/06/2003 Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành thông tư 04/2003/TT-BKH “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sữa đổi bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án” để làm cơ sở chung nhất cho các chủ thể trong nền kinh tế.

    Vận dụng lý thuyết chung của thông tư 04/2003/TT-BKH và một số sách chuyên ngành có liên quan, NHCT Việt Nam đã cải tiến và ban hành “Sổ tay tín dụng NHCT 2004”, trong đó có đề cập đến việc thẩm định một dự án đầu tư như thế nào để làm cơ sở cho các chi nhánh Ngân hàng Công Thương trong cả nước áp dụng. Ngày 15/12/2006, quy trình thẩm định trong Sổ tay tín dụng được thay thế bằng “Quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT VN” nhằm giúp cho các chi nhánh thẩm định dự án đầu tư trong giai đoạn mới hiện nay.

    NHCT Cà Mau đã vận dụng sáng tạo quy trình trên từ NHCT Việt Nam để tạo ra quy trình thẩm định mang nét đặc thù tại chi nhánh mình, vừa đảm bảo chất lượng thẩm định, vừa phù hợp hơn đối với điều kiện thực tế tại tỉnh Cà Mau.

    Theo kết quả nghiên cứu của một số đề tài thì trước năm 2003 ở hệ thống NHCT việc thẩm định dự án đầu tư chỉ trải qua 3 bước là: Thẩm định chủ đầu tư, thẩm định phương án, thẩm định đảm bảo tín dụng và sau đó là xét duyệt cho vay. Từ năm 2003 đến năm 2006 quy trình này đã được cải thiện thành 5 bước: thẩm định sơ bộ, thẩm định chủ đầu tư, thẩm định phương án, thẩm định lợi ích ngân hàng và đảm bảo tín dụng và xét duyệt. Một số đề tài gần đây có liên quan đến vấn đề thẩm định dự án đầu tư trong hệ thống NHCT nói chung và tại chi nhánh NHCT tỉnh Cà Mau nói riêng, được nhiều người quan tâm như “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Ngọc Châu”, “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Ngọc Sinh”, “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Nhật Đức”, “Dự án nhà máy Quốc Việt” và “Dự án Nam Bắc” Nhìn chung hầu hết các đề tài này đều chỉ đề cập đến việc thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính của các dự án và hiệu quả của ngân hàng cho vay là chủ yếu, bởi vì trong giai đoạn này các nhà thẩm định chỉ chú trọng đến việc làm thế nào cho vay nhiều là được, tức là chỉ chạy theo doanh số cho vay, chứ chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả món vay và những vấn đề khác xung quanh dự án như: môi trường, xã hội Điều đó đã dẫn đến không ít khoản cho vay của NHCT Cà Mau thu hồi vốn chậm do khách hàng xin gia hạn nhiều lần, chi phí thu hồi, xử lý của ngân hàng cao làm cho hiệu quả món vay bị giảm đáng kể. Hơn nữa, có những dự án được thẩm định theo quy trình cũ nên chưa mang tính toàn diện và hiệu quả thẩm định chưa cao, có nghĩa là chỉ thẩm định trên 5 bước, chưa tách công tác xem xét rủi ro thành một bước riêng hoàn toàn và chưa xem xét đến các vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án có phù hợp với quy hoạch chung của địa phương hay không.

    Từ cuối năm 2006 đến nay thì công tác thẩm định của NHCT bao gồm 6 bước như sau: thẩm định sơ bộ, thẩm định chủ đầu tư, thẩm định phương án, thẩm định lợi ích ngân hàng, thẩm định rủi ro tín dụng và đảm bảo tín dụng và cuối cùng là xét duyệt cho vay. Trong quy trình mới này, việc thẩm định rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, đánh giá các vấn đề về môi trường – xã hội của các dự án đã được NHCT đặc biệt quan tâm đúng mức hơn trước để đảm bảo tính hiệu quả và toàn diện của công tác thẩm định trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh.

    Nội dung luận văn này trình bày công tác thẩm định dự án theo quy trình mới nhất hiện nay của hệ thống Ngân hàng Công Thương. Theo đó, dự án nhà máy chế biến thủy sản CMFISH sẽ được thẩm định toàn diện từ các bước đánh giá sơ bộ, thẩm định chủ đầu tư đến thẩm định phương án, đánh giá lợi ích ngân hàng, đánh giá rủi ro tín dụng, đảm bảo tín dụng và cả công tác xét duyệt khoản vay cho dự án để đảm bảo hiệu quả món cho vay của chi nhánh NHCT Cà Mau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...