Luận Văn Thẩm định dự án đầu từ xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 6/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng châu thổ trù phú đã và đang đóp góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm khoảng 30%. Là một vùng đất thấp, khá bằng phẳng, đặc trưng bởi hoạt động tương tác mạnh và đan xen giữa các hệ nước mặn với nước ngọt trên một không gian rộng lớn. Toàn vùng có 22 cửa sông, lạch lớn, nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 800.000 ha. Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặt thù rất thuận lợi cho phát triển thủy sản
    Thời gian qua, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở vùng ĐBSCL được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nông thôn. Chính vì thế nhiều nhà máy chế biến thủy sản đã được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu, đa số nhà máy được xây mới và được đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của EU. Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng nhằm sản xuất các mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc kiểm soát chất lượng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không có kháng sinh hoặc hóa chất cấm sử dụng. Nhiều doanh nghiệp và doanh nhân trong vùng có những nỗ lực và rất năng động, linh hoạt trong thương mại mở rộng và tăng thị phần trên các thị trường.
    Từ trước đến nay tín dụng ngân hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng hoạt động chủ yếu là vốn huy động nên nếu đầu tư vào dự án không hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng suy giảm và thua lỗ. Vì thế thẩm định sẽ đánh giá trung thực, khách quan dự án nhằm giúp ngân hàng có quyết định đúng đắn khi cho vay và khắc phục rủi ro nếu có xảy ra. Đồng thời giúp cho chủ đầu tư sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được lãng phí khi họ định thực hiện một dự án không hiệu quả. Do đó thẩm định tín dụng sẽ sử


    dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra rủi ro của dự án là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng và ngân hàng.Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời tránh tổn thất cho doanh nghiệp thì thẩm định là một việc quan trọng. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN” làm đề tài nghiên cứu.

    MỤC LỤC
    oo

    Trang
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . . 1
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . . . 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . . 1
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . . . 2
    1.1.2.1. Căn cứ khoa học . . . 2
    1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn . . . . 2
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . . 3
    1.2.1. Mục tiêu chung . . . . 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . . . 3
    1.3. Phạm vi nghiên cứu . . . 3
    1.3.1. Phạm vi về thời gian . . . . 3
    1.3.2. Phạm vi về không gian . . . 3
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . . . . 3
    1.4. Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu . . 4

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    2.1. Phương pháp luận . . . . 5
    2.1.1. Giới thiệu về thẩm định dự án đầu tư . . . . 5
    2.1.1.1. Thẩm định dự án đầu tư . . 5
    2.1.1.2. Ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư . . 5
    2.1.2. Giới thiệu về dự án đầu tư . . . 5
    2.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư . . . . 5
    2.1.2.2. Những yêu cầu của một dự án . . . . 6
    2.1.2.3. Phân loại dự án đầu tư . . . . 6
    2.1.3. Lãi suất chiết khấu của dự án . . . 9
    2.1.4. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của dự án . 9
    2.1.4.1. Hiện giá thuần NPV . . 9
    2.1.4.2. Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR . . . 11

    2.1.4.3. Điểm hòa vốn . . . 12
    2.1.4.4. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu . 13


    2.1.4.5. Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của dự án DSCR . 14
    2.1.5. Một số chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp . 14
    2.1.6. Nội dung thẩm định dự án . . 17
    2.1.7. Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng . . 20
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 21

    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . . 21

    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . . . 21

    CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH HẬU GIANG . . 22
    3.1. Lược sử hình thành và phát triển của BIDV . . 22

    3.2. Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Hậu Giang . 23

    3.2.1. Giới thiệu về BIDV Hậu Giang . . 23

    3.2.2. Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ tại ngân hàng . 24

    3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 32

    CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THIÊN MÃ 33
    4.1. Giới thiệu về công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã 33

    4.1.1. Năng lực pháp lý . . . 33

    4.1.2. Năng lực tài chính của công ty . . . 33

    4.2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản . . . . . 37
    4.2.1. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành tủy sản . . . . 37
    4.2.1.1. Mục tiêu của dự án . . 37

    4.2.1.2. Sự cần thiết để hình thành dự án . . . 38

    4.2.1.3. Dự kiến thời gian xây dựng dự án . . 38

    4.2.2 Đánh giá về nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án . 39

    4.2.3. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 42

    4.2.4. Đánh giá, nhận xét về phương diện kỹ . 48

    4.2.4.1. Địa điểm thực hiện dự án . . 48

    4.2.4.2. Thiết bị công nghệ của dự án . . 48


    4.2.4.3.Quy trình sản xuất bột cá, mỡ cá từ phế liệu, phế thải ngành thủy sản . . . . . 50
    4.2.4.4. Cơ sở vật chất của dự án . 51

    4.2.4.5. Đánh giá tác động lên môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường . . . . . 52
    4.2.5. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án 53

    4.2.5.1. Cơ sở dự liệu . . . 53

    4.2.5.2. Kết quả kinh doanh dự kiến của dự án 54

    4.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án . 63

    4.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ . . 69

    4.2.5.5. Phân tích độ nhạy của dự án . . 70

    4.2.6. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án . . 77

    4.2.6.1. Hiệu quả kinh tế của dự án . . 77
    4.2.6.2. Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động . . 77
    4.2.6.3. Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước 77
    4.2.6.4. Đóng góp cho ngân sách nhà nước . . 77
    4.3. Phân tích rủi ro khi đầu tư vào dự án . . .

    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN VÀ 78
    BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG 81

    5.1. Giải pháp hạn chế rủi ro cho việc đầu tư vào dự án . 81

    5.2. Biện pháp nâng cao công tác thẩm định tại ngân hàng 82

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 84

    6.1. Kết luận . . . . 84
    6.2. Kiến nghị . . . . 85
    Tài liệu tham khảo . . . 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...