Tiến Sĩ Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT viii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ . ix
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
    1.1. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
    1.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 8
    1.1.2. Mục đích, bản chất và vai trò của thẩm định dự án đầu tư . 9
    1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với công tác thẩm định dự án
    đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại 13
    1.1.4. Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn 15
    1.2. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI . 16
    1.2.1. Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn tại Ngân hàng thương
    mại . 18
    1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại 19
    1.3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN 21
    1.3.1. Thẩm định bản thân dự án vay vốn . 22
    1.3.2. Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư) 31
    1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN 33
    1.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 33
    1.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 34
    1.4.3. Phương pháp dự báo 35
    1.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án . 37
    1.4.5. Phương pháp giảm thiểu rủi ro 38
    1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
    THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
    MẠI 38
    1.5.1. Các nhân tố chủ quan 39
    1.5.2. Các nhân tố khách quan . 44
    1.6. KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
    NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUỐC TẾ VÀ
    BÀI HỌC KINH NGHIỆM . 46
    1.6.1. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại
    thương Việt Nam . 46
    1.6.2. Kinh nghiệm thẩm định dự án của Ngân hàng Thế giới . 52
    1.6.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thẩm định tại
    ngân hàng và các tổ chức tín dụng quốc tế . 56

    Kết luận chương 1 58

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 59
    2.1. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN CÔNG TÁC
    THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
    THƯƠNG LÀO . 59
    2.1.1. Những kết quả trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn
    tại Ngân hàng ngoại thương Lào . 59
    2.1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hướng đến công tác thẩm định
    dự án tại Ngân hàng ngoại thương Lào . 61
    2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO 65
    2.2.1. Giới thiệu ngân hàng Ngoại thương Lào . 65
    2.2.2. Đặc điểm của Ngân hàng ngoại thương Lào ảnh hưởng đến
    công tác thẩm định dự án đầu tư . 67
    2.2.3. Khái quát về quá trình hoàn thiện các văn bản pháp lý liên
    quan đến thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại
    thương Lào thời gian qua 70
    2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
    TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO 72
    2.3.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại
    thương Lào . 72
    2.3.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương
    Lào . 75
    2.3.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương
    Lào . 80
    2.3.4. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại
    thương Lào . 83
    2.3.5. Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng ngoại thương Lào 86
    2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
    CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO . 92
    2.4.1. Những mặt đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay
    vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào 92
    2.4.2. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay
    vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào 103
    2.4.3. Những nguyên nhân của các hạn chế trong công tác thẩm định
    dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào 106
    Kết luận chương 2 110


    CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN
    HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀ
    O . 111
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
    LÀO ĐẾN NĂM 2020 . 111
    3.1.1. Cơ hội và thách thức của Ngân hàng ngoại thương Lào khi
    chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
    nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa 112
    3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng ngoại thương Lào đến
    2020 . 113
    3.2. HỆ THỐNG CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
    ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
    LÀO 116
    3.2.1. Quan điểm: Gắn hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
    Ngân hàng ngoại thương Lào với việc đổi mới công tác quản lý đầu
    tư và hệ thống văn bản của Ngân hàng ngoại thương Lào 116
    3.2.2. Quan điểm: Sử dụng thiết bị và hệ thống thông tin hiện đại
    trong thẩm định dự án đầu tư 117
    3.2.3. Quan điểm: Gắn công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
    Ngân hàng ngoại thương Lào với đổi mới quy trình, nội dung và
    phương pháp thẩm định . 118
    3.2.4. Quan điểm: Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng
    ngoại thương Lào phải đảm bảo yêu cầu khách quan và hiệu quả 121
    3.3. NỘI DỤNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
    TƯ VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO . 122
    3.3.1. Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư 122
    3.3.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân
    hàng ngoại thương Lào 124
    3.3.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định và các tiêu chí thẩm định dự án
    đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào 126
    3.3.4. Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại
    Ngân hàng ngoại thương Lào 128
    3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
    ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO 129
    3.4.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên thẩm định dự án
    đầu tư . 129
    3.4.2. Tăng cường thiết bị công nghệ và ứng dụng công nghệ thông
    tin cho công tác thẩm định 131
    3.4.3. Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác thẩm định dự án 133
    3.4.4. Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng thẩm định dự án
    đầu tư vay vốn . 138
    3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
    ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO 139
    3.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ . 139
    3.5.2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư . 142
    3.5.3. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại Lào 142
    Kết luận chương 3 144
    KẾT LUẬN . 145




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết thẩm định dự án luận án Ngân hàng thương mại
    Hiện nay, NHNT Lào là một Ngân hàng đứng đầu trong số các NHTM
    Lào về cho vay nhiều dự án lớn như: Nhà máy điện, khai thác mỏ khoảng sản,
    nhà máy xi măng và các dự án sản xuất khác . Tuy nhiên trong quá trình hoạt
    động, NHNT Lào còn có một số hạn chế đặc biệt là trong công tác TĐDA. Vì
    công tác thẩm định DAĐT có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và
    thực hiện DAĐT, là cơ sở để quyết định việc lựa chọn hay bác bỏ dự án.
    Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, công tác thẩm định DAĐT là hết sức
    quan trọng giúp nhà tài trợ hoặc người cho vay và chủ dự án đã được sáng lọc
    lựa chọn DAĐT tối ưu, Vì vậy NHNT Lào đã quan tâm đến việc thẩm định
    DAĐT đặc biệt khi có dự án mới. Vấn đề nâng cao và hoàn thiện công tác
    TĐDA đối với NHNT Lào là rất cần thiết trong điều kiện Lào là một trong
    những nước đang phát triển theo hướng cơ chế kinh tế thị trường.
    Hội đồng Quản trị NHNT Lào đã ban hành Quyết định số: 07/NHNTL,
    ngày 19/02/2004 về việc áp dụng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bản hoàn
    thiện và thông tư số 001/NHNT-2007 hướng dẫn về việc trình xin vay, bước
    phê duyệt tín dụng và quyền trong việc phê duyệt tín dụng, nội dung khá rõ
    ràng, nhưng khi tiến hành thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là dự án
    lớn (trên 5 tỷ kíp) và dự án Nước ngoài, ngoài ra NHNT Lào chưa có phòng
    thẩm định riêng.
    Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Thẩm định dự án
    đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào” làm đề tài luận án Tiến sỹ
    kinh tế. Trong luận án này tác giả sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng công tác
    thẩm định DAĐT, các kết quả đạt được, các nguyên nhân, các mặt hạn chế
    trong quá trình thẩm định DAĐT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
    cao chất lượng thẩm định DAĐT vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
    Nhìn chung, vấn đề thẩm định DAĐT là đối tương nghiên cứu của
    nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước. Hàng trăm bài báo, luận án, luận văn
    và các công trình nghiên cứu đã được công bố. Có thể kể ra một số công trình
    nghiên cứu gần nhất có liên quan như:


    * Luận án tiến sỹ liên quan đến đề tài thẩm định DAĐT của Lào
    + “Phân tích dự án phát triển kinh tế” của Phetsay Phiathep (1996).
    Tác giả đã tập trung vào các bước lập dự án phát triển nông thôn và nông
    nghiệp về việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA có sự đóng góp
    của vốn nhân dân. Ông chủ trọng về việc đặt kế hoạch quy trình dự án hoặc
    các bước viết dự án bao gồm: (a) Việc quy định dự án-giáo dục trước đầu tư;
    (b) việc phân tích dự án; (c) công việc xây kiểu mẫu cái đề nghị dự án; (d)
    việc thẩm định-phê chuẩn dự án đã áp dụng ba chỉ tiêu như: NPV, B/C ratio
    và IRR; (e) công việc thực hiện theo dự án và (f) việc theo dõi-thẩm định kết
    quả dự án.
    Nội dung phân tích dự án của Ông là bao gồm: (a) phân tích khả năng
    cung cấp cung cầu của dự án; (b) phân tích về mặt thiết kế kỹ thuật của dự án;
    (c) phân tích về mặt kinh tế; (d) phân tích về mặt tài chính của dự án bao
    gồm: dự kiến về mặt tài chính của dự án, phân tích khả năng sinh lợi của dự
    án, thẩm định kết quả bù đắp về mặt tài chính của dự án, nguồn vốn đầu tư
    của dự án và khả năng trả nợ và (e) phân tích về mặt hành chính của dự án.
    Ông đề xuất một số giải giáp như: công việc quy định đường lối chính
    sách-đặt kế hoạch chiến lược trong việc phát triển, việc xây chương trình phải
    dựa vào đường lối chính sách phát triển đặt ra, công việc quy định làm các dự
    án để phục vụ mục đích và đối tượng của kế hoạch và sắp xếp ưu tiên, công
    việc xây kế hoạch ngân sách đầu tư của Nhà nước phải dựa vào kinh tế vĩ mô
    khả năng của ngân sách thu nhập, vốn hỗ trợ và vốn vay nước ngoài và các
    Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương phải hợp tác phối hợp nhau và phân
    chia trách nhiệm rõ ràng.
    Những điểm còn tranh luận, những điểm chưa được nêu ra như: Việc
    áp dụng hệ thống thông tin, năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, chủ đầu
    tư, kinh phí thẩm định, các văn bản về thẩm định dự án còn ít và quản lý dự
    án [60]


    * Luận án tiến sỹ liên quan đến đề tài thẩm định DAĐT của Việt
    Nam:
    + “Thẩm định dự án đầu tư” của Vũ Công Tuấn (1998). Tác giả đã tập
    trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá DAĐT và các văn bản pháp luật
    có liên quan. Theo ông, thẩm định DAĐT là một trong những kỹ thuật để
    phân tích, đánh giá dự án. Quan niệm về thẩm định dự án của ông cũng đồng
    nghĩa với quan niệm của các nước trên thế giới khi tiến hành thẩm định.
    Thẩm định dự án gắn liền với kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án trong đó đặc
    biệt là phân tích chi phí và lợi ích của dự án, từ đó tác giả đề xuất các giải
    pháp chủ yếu để nâng cao kỹ thuật thẩm định DAĐT về mặt tài chính [38].
    + “Hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt
    động cho vay của NH TM Việt Nam trong điều kiện hiện nay” Nguyễn Hòa
    Nhân (2002). Trong luận án tác giả đề cập đến kỹ thuật phân tích nội dung,
    phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư và phân tích thực hành tài
    chính dự án đầu tư để quyết định cho vay, từ đó tác giả để ra các giải pháp để
    hoàn thiện công tác thẩm định tài chính chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
    thẩm định DAĐT tại ngân hàng [25].
    + “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác
    lập và thẩm định DAĐT ngành công nghiệp đồ uống của VN” Nguyễn Hồng
    Minh (2003). Trong luận án tác giả tập trung chủ yếu vào các dự án sản xuất
    đồ uống từ hoa quả và đề cập đến nội dung, công trình, phương pháp lập và
    thẩm định dự án đầu tư ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến đồ
    uống, từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác
    lập và thẩm định các DAĐT trong ngành đồ uống [19].
    + “Nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại NHĐT & PT VN”
     
Đang tải...