Luận Văn Thẩm định dự án đầu tư được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu trong doanh nghiệp”. Liên hệ thực

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thẩm định dự án đầu tư được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu trong doanh nghiệp”. Liên hệ thực tiễn VN.



    I. LÝ THUYẾT:

    Câu 1: Phân tích luận điểm “ Thẩm định dự án đầu tư được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu trong doanh nghiệp ”. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

    Để thấy được vai trò của thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ chủ đầu tư của doanh nghiệp , trước tiên chúng ta phải hiểu rõ thẩm định dự án là gì, sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư .
    Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư , cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.
    Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư , cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.
    Tại sao chúng ta phải thẩm định dự án đầu tư ? Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình dự án là đương nhiên. Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án. Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án. Thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư , nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.

    Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư , các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu không có dựa án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư , xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư . Dự án là căn cứ để tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ , các cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư . Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư . Do vậy, hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án.
    Xuất phát từ khái niệm dự án: dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định ( chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Từ đó có thể thấy được những đặc điểm cơ bản sau của dự án:
    Một là, dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành động với mục tiêu cụ thể. Nếu không có hành động thì dự án chỉ vĩnh viễn tồn tại ở trạng thái tiềm năng.
    Hai là, dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực thể mới.
    Ba là, dự án tồn tại trong môi trường không chắc chắn. Môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trong dự án rủi ro thường là lớn và có thể xảy ra. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của dự án và là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý dự án.
    Bốn là, dự án bị khống chế bởi thời hạn. Là một tập hợp các hoạt động đặc thù phải có thời hạn kết thúc. Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế.
    Năm là, dự án chịu sự rang buộc về nguồn lực. Thông thường, các dự án bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động. Đối với dự án quy mô càng lớn, mức độ ràng buộc ràng buộc về nguồn lực càng cao và càng phức tạp; mọi vấn đề có liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án đều bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, chẳng hạn, chủ đầu tư , nhà tư vấn, nhà thầu, các nhà tài trợ, nhân công, các nhà kỹ thuật Xử lý tốt các ràng buộc này là yếu tố quan trọng góp phần đạt tới mục tiêu của dự án.
    Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn.

    Từ sự hiểu rõ về thẩm định dự án và vai trò của dự án, thẩm định dự án chúng ta có thể thấy thẩm định dự án nằm trong khâu thứ hai của chuẩn bị đầu tư . Thẩm định dự án đã tạo ra tiền đề và quyết định sự thành công của các giai đoạn sau đến hiệu quả của hoạt động đầu tư . Do đó, để dự án đi vào hoạt động tốt, với kết quả cao, cần phải có hoạt động thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư . Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư .
    Chính vì vậy, đứng trên góc độ chủ đầu tư hay các doanh nghiệp , thẩm định dự án đầu tư là để ra quyết định đầu tư , có nên triển khai dự án hay không, việc triển khai dự án đem lại những lợi ích gì cho chủ đầu tư , so sánh chi phí sử dụng vốn với lợi ích đem lại của dự án, lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong việc tính toán Thẩm định dự án đầu tư nhằm giúp chủ đầu tư hay doanh nghiệp lựa chọn các dự án có tính khả thi cao (có khả năng thực hiện, đem lại hiểu quả và hiệu quả chắc chắn); loại bỏ được các dự án đầu tư không khả thi, tránh bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi. Mục đích của thẩm định dự án là giúp chủ đầu tư đánh giá tính hợp lý của dự án, tính hợp lý của dự án được thể hiện trong từng nội dung và cách thức tính toán của dự án, nó còn được thể hiện cả trong tính hiệu quả và khả năng thực hiện của dự án. Giúp chủ đầu tư đánh giá tính hiệu quả của dự án bao gồm: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội, đánh giá độ an toàn của dự án đầu tư ; đánh giá khả năng thực hiện của dự án: đây là mục đích rất quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. Mặt khác, tính hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có thể thực hiện được.

    Liên hệ thưc tiễn Việt Nam: ví dụ về dự án công trình tuyến tránh Hà Nội – Cầu Giẽ. Dự án này là ví dụ cho việc thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy đủ từ việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng mức dự toán , thẩm định kết quả đấu thầu, thẩm định vốn đầu tư quyết toán, đánh giá lại công trình nên đã không lường hết được các yêu cầu của dự án, dẫn đến việc triển khai dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu,chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí, một số hạng mục hiệu quả sử dụng thấp
    Quy mô của dự án công trình tuyến tránh Hà Nội – Cầu Giẽ là: xây dựng đường 4 làn xe cơ giới có dự phòng đất để mở rộng thành 6 làn xe cơ giới và nâng cấp thành đường cao tốc, theo tiêu chuẩn đường cấp I (TCVN 4054-85), mặt cắt ngang rộng 25m. Mục đích đầu tư : Xây dựng mới tuyến tránh Hà Nội - Cầu Giẽ nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên trên tuyến quốc lộ 1A cũ, đồng thời làm động lực phát triển kinh tế, xã hội khu vực Hà Nội cũng như các tỉnh có Dự án đi qua.
    Do công tác thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy đủ, không lường hết các yêu cầu và sự phát triển của địa phương có tuyến đường đi qua nên phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần (Tổng mức đầu tư điều chỉnh 3 lần, lần thứ 3 gấp hơn 2 lần tổng mức đầu tư ban đầu). Tổng mức vốn đầu tư dự tính ban đầu là 801.392.849.111 đồng, nhưng trong khi thực hiện lại lên đến 780.492.583.552 đồng. Tổng vốn đầu tư đã tăng thêm so với dự tính là 20.900.265.558 đồng.
    Việc thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng Dự án như: Thiết kế chưa nắm bắt đầy đủ thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của địa phương dẫn tới khi triển khai phải thay đổi thiết kế, bổ sung nhiều khối lượng, hạng mục công trình (tổng giá trị các thay đổi, bổ sung hơn 411tỷđ, tăng hơn 110% so với dự toán ban đầu); thiết kế kỹ thuật chưa tính hết những điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định công trình. Công tác xử lý nền đường đắp trên đất yếu còn thiếu tài liệu tính toán sơ đồ bố trí và chiều sâu cắm bấc thấm; quá trình dỡ tải chưa xét đến độ lún dự báo; thiết kế kỹ thuật chưa tính đến ảnh hưởng của lớp đất yếu thứ 3 đến quá trình lún .là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lún công trình. Trong quá trình thi công và sau khi đưa vào khai thác, sử dụng tuyến đường vẫn trong tình trạng lún, làm phát sinh chi phí bù lún rất lớn (Chi phí bù lún tính đến năm 2007 là 14.499trđ), ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Triển khai thực hiện Dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu (từ khi có Quyết định đầu tư Dự án đến khi Tổng dự toán được phê duyệt kéo dài gần 3 năm), tiến độ thực hiện hợp đồng (1A-1 và 1A-2) chậm (mặc dù đã được điều chỉnh gia hạn thêm 12 tháng nhưng vẫn bị chậm 3 tháng). Thay đổi thiết kế một số hạng mục nên trong quá trình thi công phải phá đi làm lại, gây lãng phí (riêng hợp đồng 1A-1 là 157trđ); bổ sung lớp subase, base giải phân cách thay vì đắp thông thường làm tăng chi phí 620trđ. Quy mô của dự án chưa đạt những chỉ tiêu thiết kế ban đầu là đường cấp I đồng bằng; một số hạng mục hiệu quả sử dụng thấp (vườn ươm cây thanh táo thi công xong nhưng không được sử dụng ), chất lượng không đảm bảo (đường ngang N5 đã hư hỏng chuẩn bị phải làm lại toàn bộ).

     
Đang tải...