Luận Văn Thái độ xã hội đối với người đồng tính

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thái độ xã hội đối với người đồng tính​
    Information
    I. Bối cảnh nghiên cứu
    Ngày nay, các nghiên cứu xã hội học đã khẳng định xã hội nào cũng có hiện tượng đồng tính luyến ái. Tuy không thể thống kê một cách chính xác, nhưng các nhà khoa học trên thế giới ước tính người đồng tính luyến ái chiếm khoảng 3% dân số của mỗi quốc gia. Tỉ lệ này gần như không thay đổi giữa các quốc gia, thời đại hoặc nền văn hoá.
    Mặc dù người đồng tính luyến ái là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của tình trạng ngược đãi. Tại những nước theo đạo Hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung. Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình dục khác biệt. Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy ra ở những quốc gia Hồi giáo Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng. Nhưng ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái cũng không vì thế mà mất đi. Sự trớ trêu của tạo hoá đã gây nên những bi kịch đối với người đồng tính. Theo điều tra của Viện nghiên cứu dư luận xã hội Mỹ, 41% dân số Mỹ cho rằng nếp sống của người đồng tính luyến ái mâu thuẫn với nếp sống của những cư dân còn lại. Sự miệt thị và ghê sợ người đồng tính luôn đi kèm với nhau mà hậu quả là hàng năm ở Mỹ có hàng chục người đồng tính luyến ái bị sát hại. Người ta nhận thấy tất cả những trường hợp trên đều chứa đựng chung một yếu tố là thành kiến chống lại sự bất thường về giới và xu hướng tình dục của những người đồng tính.
    Tại Việt Nam, đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác nhau, như đất nước có chiến tranh, khó khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về chuẩn mực . khiến rất nhiều người đồng tính không dám công khai thân phận của mình. Trên thực tế, đó cũng là thời điểm mà các vấn đề thuộc về cá nhân bị che khuất hoặc lu mờ đi trước những đòi hỏi khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, sự giao lưu với văn hoá phương Tây và sự trưởng thành của thế hệ trẻ - lớp người được sinh ra trong thời kỳ hậu chiến . đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ trong thái độ và hành vi của người dân đối với nhiều vấn đề xã hội, trong đó có quyền được sống thật với giới tính của mình.
    Chưa bao giờ hoạt động của người đồng tính luyến ái và số lượng các xuất bản phẩm về họ lại gia tăng mạnh như thời gian vừa qua. Đó là bằng chứng về sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề này. Trên báo chí và trên mạng Internet, độc giả không khó để tìm kiếm những phóng sự viết về người đồng tính luyến ái và cuộc sống của họ trong “thế giới thứ ba”. Một vài website riêng của người đồng tính luyến ái được thành lập. Đó là diễn đàn để họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin và cất lên tiếng nói bảo vệ mình. Năm 2005, tại Hà Nội, câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng - mái nhà chung của người đồng tính luyến ái nam đã ra đời theo một dự án do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tài trợ, nhằm thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã xuất hiện một vài tác phẩm điện ảnh, kịch nói hoặc văn học dựa trên chủ đề về người đồng tính. Trong số đó có thể kể tới hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bùi Anh Tấn gây được sự quan tâm của dư luận là “Một thế giới không có đàn bà” và “Les - vòng tay không đàn ông”. Trên phương diện luật pháp, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình chính phủ dự thảo nghị định cho phép chuyển đổi giới tính. Nếu nghị định này được thông qua, việc chuyển đổi giới tính sẽ được hợp pháp hoá ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, những gì mà xã hội biết về người đồng tính luyến ái hầu như chỉ giới hạn trong những phóng sự, bài viết hoặc bản tin có tính chất “phát hiện” được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trong một số trường hợp, mục đích của những sản phẩm này nhằm làm thoả mãn tính hiếu kỳ của độc giả, hơn là hướng họ tới sự hiểu biết nghiêm túc và nhân văn về người đồng tính. Ở Việt Nam, vấn đề đồng tính luyến ái chưa được giới khoa học quan tâm thích đáng. Sự im ắng này được minh chứng bằng việc có rất ít các nghiên cứu xã hội học về người đồng tính luyến ái, đặc biệt là những nghiên cứu do nghiên cứu viên là người Việt Nam thực hiện (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault, 2005). Đó là nhận định chung của các nhà nghiên cứu xã hội và những người am hiểu về tình dục đồng giới ở Việt Nam. Vài năm trở lại đây, lo lắng trước sự lan truyền của HIV/AIDS qua quan hệ tình dục đường hậu môn không được bảo vệ, trong một số nghiên cứu nhỏ được tiến hành với sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài, đồng tính luyến ái nam trở thành đối tượng khảo sát như một nhóm có hành vi nguy cơ cao. Cho tới nay, các nghiên cứu về người đồng tính luyến ái ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức và các hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV (Care International, 1993; St. Pierre, 1997; Wilson & Carwthorne, 1999; Colby, 2003)[1] Kết quả là sự tồn tại của nhóm đồng tính luyến ái nữ và thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng đồng tính luyến ái gần như bị lãng quên.
    Từ bối cảnh chung đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Thái độ xã hội đối với người đồng tính”. Do kỳ thị đối với người đồng tính còn ít được nghiên cứu trong bối cảnh văn hoá - xã hội Việt Nam nên nhóm nghiên cứu nhận thấy việc tập trung vào đối tượng này là thích hợp. Nghiên cứu được tiến hành nhằm bổ sung những thiếu hụt thông tin xung quanh người đồng tính. Trọng tâm của nghiên cứu hướng tới việc khắc hoạ thái độ của xã hội đối với người đồng tính trong bối cảnh của Việt Nam, cũng như bối cảnh xã hội dẫn tới việc người đồng tính luyến ái bị kỳ thị. Qua đó, nghiên cứu hy vọng góp một phần nhỏ trong nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị của cộng đồng đối với người đồng tính luyến ái và vận động các tổ chức có liên quan xây dựng những chương trình can thiệp hiệu quả dành cho nhóm xã hội này.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mô tả nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử của xã hội đối với người đồng tính.
    III. Đối tượng nghiên cứu
    - Thái độ xã hội đối với người đồng tính
    IV. Quan điểm nghiên cứu
    Trong khoảng gần 80 triệu dân sống tại Việt nam, phần đông chỉ có cảm giác tình dục với người khác giới (gọi tắt là tình giục khác giới), một số ít người có cảm giác tình dục với cả người cùng giới và khác giới (gọi tắt là tình dục lưỡng giới), và vẫn còn một số ít người có cảm giác tình dục chỉ với người cùng giới (gọi tắt là đồng tính luyến ái).
    Rất khó để xác định chính xác bao nhiêu phần trăm người đồng tính luyến ái vì không có nhiều người thừa nhận rộng rãi sở thích tình dục của mình. Thường thì những người đồng tính luyến ái luôn giữ kín và rất sợ bị xã hội phán xét. Hiện đang có rất nhiều cuộc bàn cãi về đồng tính luyến ái. Một số người tin rằng, đó là chuyện bình thường, trong khi những người khác thì tin rằng, đó là một loại bệnh hoạn hay một tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới thì, đồng tính luyến ái là một khuynh hướng sinh hoạt tình dục, không phải là một loại bệnh hoạn, rối loạn tâm thần, hay tệ nạn xã hội.
    Chúng tôi chia sẻ quan điểm của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Asssociation, APA) vào năm 1973 và Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization, WHO) vào năm 1992 khi khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Không phải là bệnh có nghĩa đồng tính luyến ái không lây lan, không di truyền và không thể “chữa trị” bằng thuốc hay các biện pháp tâm lý trị liệu.
    Chúng tôi cũng tán thành quan điểm cho rằng đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân. Người đồng tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học không thể thay đổi được. Trong quan hệ với yếu tố sinh học - vốn giữ vai trò chủ sinh, môi trường văn hoá - xã hội chỉ ở vào vị trí thứ sinh đối với việc định hình xu hướng tính dục đồng giới. Nói cách khác, yếu tố sinh học đóng vai trò phát sinh, hình thành và yếu tố văn hoá - xã hội đóng vai trò duy trì, củng cố.
    Trong môi trường văn hoá - xã hội cởi mở, khoan dung và thừa nhận luyến ái đồng giới thì người đồng tính có nhiều cơ hội nhận diện bản sắc tính dục của mình, giảm đi những xung đột nguy hại về tâm lý, công khai sống thật với tình cảm giới tính của bản thân và nhận được sự bảo vệ ở những mức độ khác nhau của luật pháp. Trong một môi trường văn hoá - xã hội bảo thủ (do truyền thống, tôn giáo cực đoan, phi dân chủ .) người đồng tính luyến ái bị cấm đoán về tình cảm - tình dục, không được thừa nhận công khai về mặt xã hội và không được pháp luật bảo vệ.
    Bởi vì có nhiều người có ấn tượng sai về những người đồng tính luyến ái, nên chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, những người đồng tính luyến ái vẫn là những người bình thường như bao người khác. Nếu bạn là một người có quan hệ tình dục khác giới, thì bạn thường nghĩ là rất tự nhiên khi yêu một người khác giới, và bạn không thể yêu người có cùng giới tính với bạn. Những người đồng tính luyến ái cũng yêu như bạn. Chỉ có khác biệt là, họ yêu những người cùng giới. Đối với những người đồng tính luyến ái, yêu một người cùng giới là sở thích theo bản năng của họ. Nói cách khác, con người không có sự chọn lựa làm người có tình dục khác giới hay người đồng tính luyến ái. Những người đồng tính luyến ái hay những người hoặc quan hệ tình dục cùng giới thì đều giống như tất cả mọi người, có quyền được tôn trọng.
    Một người trẻ tuổi không có bạn tình không thể sống hạnh phúc. Người đồng tính luyến ái cũng phải có bạn tình, tất nhiên là bạn đồng giới của mình, để có thể có một cuộc sống thực sự hạnh phúc. Đây là một vấn đề nhân đạo mà theo chúng tôi, xã hội phải có hình thức quan tâm thực tế. Trong tình hình hiện nay, chỉ bằng những hình thức quan tâm thực tế, có hiệu quả, xã hội mới hạn chế được sự phát triển của bệnh AIDS. Nhiều vụ tử tự của thanh niên có nguyên nhân sâu xa trong đời sống tình dục của họ. Các nhà tâm lý học nghiên cứu về thanh niên đã xác nhận rằng 1/3 số vụ tử tự và định tự tử là do sự khủng hoảng trong đời sống tình dục của cá nhân. Trong số đó, không ít người có xu hướng tình dục đồng giới.
    Như chúng tôi đã nói, một số người khi ra đời đã có trong mình xu hướng tình dục đồng giới. Không thể chữa cho họ thành người có nhu cầu tình dục thông thường. Vậy thì có cần tiến hành những biện pháp ngăn chặn, không cho họ có quan hệ với các cô gái? Chúng tôi cho là không nên. Về mặt lý thuyết, đối với một số người, cả tình dục đồng giới lẫn tình dục biệt giới đều thỏa mãn họ, đều kích thích họ như nhau. Họ vẫn thích phụ nữ và hoàn toàn có khả năng giao hợp với phụ nữ mặc dù giao hợp khá chật vật và khó đạt tới cảm giác thỏa mãn. Nhiều người trong số họ tự ép mình giao tiếp tình dục với phụ nữ một mặt vì tình dục biệt giới có nhiều hình thức phong phú, đơn giản hơn, giúp người ta xây dựng gia đình dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta tuy không ngăn chặn họ giao tiếp với phụ nữ nhưng cũng không nên để họ lấy vợ và đặc biệt là có con. Bản tình tình dục đồng giới của họ sẽ làm người phụ nữ mà họ cưới trở nên bất hạnh; và đứa trẻ ra đời cũng chịu những thiệt thòi không lường trước được. Trong thực tế, có rất nhiều người đồng tính luyến ái đã lấy vợ nhưng không bao giờ đạt được sự thỏa mãn tình dục thực sự. Sau đó, khi gặp cơ hội thuận lợi, họ không cưỡng lại được sự thôi thúc bên trong và thừa nhận rằng chính người bạn tình đồng giới nào đó mới đem lại cho họ lạc thú và hạnh phúc đích thực.



    PHẦN III
    KẾT LUẬN

    Sự thực rất đáng buồn là những ngộ nhận về người đồng tính ái vẫn còn tồn tại rộng rãi và sâu sắc ở khắp nơi, một khúc mắc chưa bao giờ thực sự được giải quyết một cách triệt để, một tội lỗi, một sự xấu hổ nhục nhã mà người đồng tính ái bị bắt buộc phải chịu đựng bởi những người ghét bỏ, chống đối họ.
    Có những ngộ nhận đầy thành kiến đối với người đồng tính ái vì chưa hiểu, nhưng cũng có những ngộ nhận mang đến sự chống báng vì không muốn hiểu.
    Đoàn kết gây sức mạnh, điều này hiển nhiên như chân lý. Mạnh mẽ vững chắc nhất vẫn là những dân tộc biết đoàn kết, không phải chỉ trong ý nghĩa của sự sử dụng nhân lực mà còn trong sự đối đãi công bằng và tôn trọng. Chỉ trong điều kiện nhân quyền được bảo vệ, trong sự tự do, bình đẳng, và ổn định, con người mới có thể phát triễn toàn vẹn và vận dụng được tất cả khả năng của họ để tương tác phục vụ cho xã hội. Trong tập thể nhân loại nửa số là đàn ông và nửa kia đàn bà, với sự xê xích nhất định nào đó tùy hoàn cảnh, thì tỷ lệ người đồng tính ái đang hiện diện vẫn luôn luôn đủ đông đến mức có thể tạo ra một ảnh hưởng quan trọng cho tập thể ấy. Tuy tỷ lệ này vẫn chưa được biết thật chính xác, một số thống kê dè dặt cho rằng họ có thể chiếm đến 10% nhân loại trong khi những thống kê khác đưa ra con số cao hơn, chắc chắn là số người đồng tính ái công khai để được đưa vào thống kê chỉ là một phần nhỏ so với đám đông đồng tính ái đang im lặng nhẫn nhục giấu mình. Phần lớn họ vẫn chưa công khai sống cái cuộc đời họ muốn sống; không kể những hành động bạo hành đã từng xảy ra, được hay không được thông tin, không kể những thủ đoạn trù dập trong môi trường học tập hay làm việc vẫn đang rất phổ biến; ngay cả những sự mỉa mai, tránh né, phê phán, nhạo báng hay thương hại của gia đình và xã hội cũng là sự thương tổn rất nặng nề cho lòng tự trọng và làm vỡ nát đi sự tin tưởng không thể thiếu về giá trị công lý bình đẳng giữa người đối với người, là điều quan trọng nhất cho sự tồn tại hãnh tiến và hạnh phúc của mỗi con người. “Thiểu số” rất đáng kể của người đồng tính ái này đang hàng năm đóng những số tiền khá lớn vào các sở thuế để đầu tư vào công tác giáo dục cho những đứa bé sinh ra bởi những người đang đối xử với họ rất tàn tệ, đang đóng góp vào những dịch vụ xã hội mà không mấy ai trong bọn họ sử dụng tới (ngừa thai, nghỉ thai, sinh đẻ, giữ trẻ, bảo vệ trẻ, .), đang nuôi sống cho những quốc gia dựa vào thu nhập từ ngành du lịch, và cái “thiểu số” này là một con số không thể thiếu trong danh sách những nhân tài thế giới xưa nay. Năng lực không bị phân tán bởi việc sinh đẻ và nuôi nấng phục vụ gia đình của họ là nguồn lợi quí báu nhất cho xã hội; điều đáng tiếc, nhiều xã hội chỉ đang tận lực làm thui chột, kiệt quệ, hay vùi dập đi những tiềm năng ấy, như vẫn đang làm đối với một nửa dân số của mình, là phụ nữ.
    Ngộ nhận thông thường nhất đối với đồng tính ái là cho rằng quan hệ tình cảm của những con người này bị thôi thúc thuần vì những ham muốn tình dục với người đồng phái. Quan niệm như vậy chẳng khác gì với việc cho rằng mục đích người dị tính ái tìm đến nhau không ngoài vấn đề tình dục; vậy thì cũng không ai còn cần đến hôn nhân hay tình nghĩa gia đình, mà những dịch vụ tình dục và sinh đẻ cũng như nuôi dạy trẻ cũng có thể làm loài người hoàn toàn thỏa mãn. Ngược lại với cái nhìn trên, người đồng tính ái yêu nhau không với mục tiêu tình dục, nếu cho rằng mục đích duy nhất và “đúng đắn” nhất của tình dục là để sinh sản. Nếu chỉ đi theo tiếng gọi của tình dục như một bản năng thiên nhiên trong mỗi con người là để sinh sản thì họ sẽ đi tìm người khác giống để tha hồ thỏa mãn lạc thú. Cái thôi thúc mãnh liệt đưa họ vào những mối quan hệ mật thiết và gần gũi âu yếm nhất là sự bí mật mà loài người vẫn luôn ca tụng và băn khoăn tìm kiếm: Tình yêu. Có thể nói đó là một bản năng khác, mạnh mẽ không kém bản năng tình dục, mà họ chỉ có thể thể hiện được cùng với người đồng phái; và tình dục có được ở những người đồng tính ái lại là cái luôn đến sau, đó là lòng khao khát được hòa nhập hoặc chia sẻ trọn vẹn với người mình yêu cả trí và hồn lẫn mọi cảm giác sung sướng hồn nhiên có thể có được của mọi thân xác còn khỏe mạnh và tươi trẻ. Lúc ấy, tình yêu sẽ tương đối được thỏa mãn. Không khoảng cách nào giữa đôi bên, họ sẽ an tâm với cảm giác yêu thương và được yêu thương, không giới hạn. Có những cặp đồng tính ái, cũng giống như những cặp dị tính ái khác, một khi cảm thấy an toàn trong tình yêu tìm thấy đã chung sống lâu dài cho đến già; hạnh phúc của họ không đặt nặng lên vấn đề tình dục mà là sự chia sẻ mọi niềm vui hay công việc khác trong cuộc đời.
    Tình dục của người đồng tính, như thế, là một thứ tình dục đã được tiết chế và chỉ dành cho tình yêu. Tuy có những trường hợp người đồng tính phóng túng trong việc tìm kiếm những cảm giác thân xác, họ không phải là đại diện của những người đồng tính ái. Cũng tương tự như ở người dị tính, không phải ai cũng là những kẻ sớm mận tối đào làm nạn mãi dâm trở thành một ngành kinh doanh trên thân xác người phụ nữ.
    Ngộ nhận nói trên đưa đến kết luận là người đồng tính ái tội nghiệp chỉ chạy theo những ham muốn nhục dục “quái đản” nhất thời và cuối cùng chỉ chuốc lấy cho mình những cơn trầm cảm nặng nề. Trầm cảm là một căn bệnh đang phổ biến cho nhân loại cùng lúc với nguy cơ nhân mãn đang càng lúc càng mang lại những mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và thiên tai. Người đồng tính ái đang cùng chia sẻ với nhân loại sự trầm cảm đó, họ lại là đối tượng của những trù dập đàn áp thường ngày. Nếu có lúc người đồng tính ái bị những ca trầm cảm nặng nề hơn, thì đó là thời điểm khi mâu thuẫn gia đình và xã hội về vấn đề đồng tính ái cấp tác trực tiếp vào bản thân nhất. Trong thành kiến, kích báng của xã hội, tình yêu của người đồng tính không chỗ đứng công khai dưới mặt trời, tự do chung sống đôi lứa bị cấm chặn, phẩm giá bị bôi nhọ, trầm cảm là một trạng thái bị gây ra, không phải là điều tự chọn. Ngoài ra, nếu người đồng tính ái có trầm cảm vì thất vọng trong tình yêu, thì sự trầm cảm này cũng chẳng khác gì sự trầm uất của người dị tính ái khi thất bại trong tình cảm. Những khoảng thời gian khác, khi không bị đàn áp hay xúc phạm, đa số người đồng tính ái là những kẻ vui tươi, bay nhảy và phóng khoáng. Không bị bó buộc bởi một tờ giấy hợp đồng hôn nhân hay những đứa con, họ có được sự tự do (luôn bị ghen tỵ và tìm cách tước đoạt) để đi tìm một thứ tình yêu đích thực và những giá trị hay niềm vui mới lạ khác trong sự sống. Trong hành trình tìm kiếm này, một số đông người đồng tính ái gắn bó với sự sáng tạo hay trình diễn nghệ thuật và thương yêu nhân loại hơn, dù nhân loại có đối xử với họ thế nào đi nữa. Bởi nghệ thuật đích thực nào lại không gắn liền với tình yêu? Và chỉ trên mảnh đất của nhân loại mà tình yêu mới có thể được gieo cấy.
    Một ngộ nhận khác: người đồng tính ái là những kẻ yếu đuối và dễ bị đàn áp.Thực tế, họ là những con người dũng cảm và hiền lành nhất. Đó là những người đàn ông cương quyết không sử dụng đàn bà như nô lệ và phương tiện truyền giống. Đó là những người đàn bà độc lập và can cường không chịu lệ thuộc, phụ thuộc và làm gánh nặng cho đàn ông. Họ có thể bị bạo hành nhưng vẫn không bạo động. Họ không có một thái độ hay hành động thù ghét nào đối với những kẻ đàn áp man rợ lên sự sống mình. Mọi cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng của họ đều đã và đang được thực hiện một cách có nhân tính, khác hẳn với thái độ của những kẻ đối lập mù quáng. Vô thức hay có ý thức, bẩm sinh hay là một sự chọn lựa cho mình một cách sống, dù gì đi nữa thì người đồng tính ái cũng đã có được sự dũng cảm kềm chế được bản năng sinh đẻ, như một hy sinh để giúp cân bằng dân số cho quả đất, như một sự phản kháng hiền hòa chống lại sự độc ác và tham lam vô tận của con người, trong đó có lẽ mạnh nhất và có ảnh hưởng nguy hại đến nhân loại nhất là lòng tham quyền lực lẫn tham lam sinh đẻ. Ngày nào những bất công nam nữ còn tồn tại, sự thù ghét giữa hai giống tính còn mạnh mẽ, nạn nhân mãn còn đe dọa, chiến tranh còn tiếp diễn, trẻ thơ còn bị cha mẹ xâm phạm, hắt hủi, hoặc bỏ rơi, ngày đó người đồng tính ái còn là một biểu tượng cho cái đẹp của lương tâm nhỏ bé còn sót lại của con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...