Báo Cáo Thái độ sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang đối với mạng di động Vietnamobile

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU



    1.1 Lý do chọn đề tài:

    Khi xã hội phát triển thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, việc giao tiếp có thể thực hiện được thông qua điện thoại di động, máy vi tính nói chung việc giao tiếp như vậy tiết kiệm được nhiều thời gian. Hiện tại ở Việt Nam có nhiều mạng di động đang hoạt động như Vinaphone, Mobiphone, Viettel và gần đây nhất là sự xuất hiện mạng di động mới Vietnamobile.

    Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội được thành lập trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy rất phù hợp để phát triển lĩnh vực công nghệ dịch vụ, nhưng quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ của công ty có đáp ứng được nhu cầu khách hàng để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hay không là điều cần quan tâm.

    Khi xã hội phát triển thì chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được nâng cao, trong đó nhu cầu sử dung điện thoại di động để liên lạc, email, chat, giải trí là cần thiết đối với đa số mọi người nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với tình hình công nghệ thông tin phát triển vượt bật như hiện nay thì việc mua sắm một chiếc điện thoại di động không phải quá khó khăn nhưng việc chọn sử dụng mạng di động nào tiện lợi cho bản thân mỗi người là điều cần quan tâm.

    Hiện nay các mạng di động lớn như Vinaphone, Mobiphone, Viettel chiếm đa số thị phần ở Việt Nam. Theo Cục quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn tất việc đo kiểm chất lượng 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam là MobiFone, VinaPhone và Viettel. Theo kết quả được công bố, cả 3 mạng di động đều có kết quả đo kiểm tốt và vượt xa so với tiêu chuẩn chuẩn ngành. Trong số các chỉ tiêu đo kiểm quan trọng nhất, MobiFone và VinaPhone là 2 mạng di động có kết quả gần tương đương nhau, xếp cuối là Viettel. Với chỉ tiêu về chất lượng thoại: MobiFone cao nhất với 3,54 điểm; VinaPhone đạt 3,52 điểm; Viettel đạt 3,47 điểm. Về chỉ tiêu gọi tới Call Center thành công trong 60 giây: MobiFone 98,82%; VinaPhone 98,82%; Viettel là 96,08%. Ở chỉ tiêu tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, cả 3 mạng đều gần như đạt tới mức tối đa có thể của một mạng di động: VinaPhone 99,63%; Viettel 99,08%; MobiFone 98,97%.

    Vậy việc xuất hiện của mạng di động mới là Vietnamobile có ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng hay không? Với giá cước gọi và nhắn tin nội mạng cực rẻ thì tác động đến những người sử dụng nào là chủ yếu? Có nhiều người cho rằng mạng Vietnamobile có giá cước thấp, sóng mạnh và tiện lợi nhưng có nhiều người không tán thành điều đó.

    Nói chung có nhiều ý kiến, thái độ khác nhau về mạng di động Vietnamobile. Vậy thái độ của sinh viên đối với mạng Vietnamobile như thế nào? Đó là vấn đề cần tìm hiểu. Vì vậy việc tìm hiểu đề tài “ Thái độ của sinh viên DH8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học An Giang đối với mạng di động Vietnamobile” là cần thiết.





    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    - Mô tả thái độ của sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD trường đại học An Giang đối với mạng di động Vietnamobile.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng Vietnamobile.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu:

    - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 10/3/2010 đến ngày 10/5/2010.

    - Không gian thực hiện đề tài: sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang.

    - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đã sử dụng mạng Vietnamobile.

    - Nội dung nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng là sinh viên trường Đại Học An Giang đối với mạng Vietnamobile.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp thu thập số liệu:

    + Dữ liệu sơ cấp: Thông qua quan sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp sinh viên DH8 Khoa Kinh Tế - QTKD tường đại học An Giang.

    + Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo những đề tài nghiên cứu tương tự đã được nghiên cứu trước đó, tìm hiểu thông tin từ báo chí, internet

    - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất, kết hợp giữa lấy mẫu hạn mức và lấy mẫu thuận tiện. Khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh có 5 ngành, từ mỗi ngành chọn ra 10 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu được chọn là 50.

    - Xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ làm sạch, mã hóa và được phân tích bằng phần mềm Excel.

    - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp mô tả.

    1.5 Ý nghĩa của đề tài:

    Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo, nguồn thông tin hữu ích cho công ty cổ phần viễn thông Hà Nội để công ty có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mạng di động Vietnamobile.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...