Tiến Sĩ Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 2
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 6
    MỞ ĐẦU 9
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 9
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 10
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 10
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 10
    3.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu 10
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 11
    5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 11
    5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 11
    5.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 11
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 12
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 12
    7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 14
    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 14
    8.1 Về lý luận: 14
    8.2 Về thực tiễn: 14
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 15

    CHƯƠNG 1. 16
    CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
    16
    1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ KỲ THỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 16
    1.1.1. Các nghiên cứu về thái độ 16
    1.1.2. Các nghiên cứu về TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS 30
    1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 39
    1.2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thái độ 39
    1.2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về thái độ kỳ thị 43
    1.2.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về cộng đồng dân cư, HIV/AIDS, người nhiễm HIV/AIDS 46
    1.2.4. Khái niệm và các mặt biểu hiện thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS 53
    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 59
    1.3.1. Các yếu tố thuộc về người dân trong cộng đồng 59
    1.3.2. Các yếu tố thuộc về người nhiễm HIV/AIDS 62
    1.3.3. Các yếu tố thuộc về hoạt động thông tin, tuyên truyền 63

    CHƯƠNG 2. 66
    TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
    66
    2.1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 66
    2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận 66
    2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu lý luận 66
    2.1.3. Nội dung nghiên cứu lý luận 66
    2.1.4. Phương pháp nghiên cứu lý luận 67
    2.2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 67
    2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn 67
    2.2.2. Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn 67
    2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu 69
    2.2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu. 83

    CHƯƠNG 3. 89
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
    89
    3.1. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 89
    3.2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS QUA CÁC MẶT BIỂU HIỆN CỦA THÁI ĐỘ 93
    3.2.1. Nhận thức của người dân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS 93
    3.2.2. Xúc cảm của người dân trong cộng đồng về người nhiễm HIV/AIDS 102
    3.2.3. Hành vi của người dân trong cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS 106
    3.2.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS 114
    3.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 115
    3.3.1. Các yếu tố thuộc về người dân trong cộng đồng 115
    3.3.2. Các yếu tố thuộc về người nhiễm HIV/AIDS 127
    3.3.3. Những yếu tố có liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền 130
    3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG 132
    3.4.1. Đánh giá chung về ảnh hưởng của phương pháp tập huấn và kết quả của thực nghiệm tác động 132
    3.4.2. Những thay đổi các thành tố biểu hiện của thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS sau thực nghiệm tác động 133
    3.4.3. Kết luận về thực nghiệm tác động. 145
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
    KẾT LUẬN 148
    KIẾN NGHỊ 150
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC



    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Thông tin từ Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS lần thứ 19, diễn ra vào tháng 7 năm 2012 cho biết trên toàn thế giới hiện có 65 triệu người nhiễm HIV. Khoảng 30 triệu người đã chết vì bệnh cơ hội liên quan tới AIDS. Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có 61.579 người tử vong do AIDS và tính đến ngày 31/3/2012 nước ta có 201.134 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống [5].
    Đảng và Nhà nước ta đã coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài. Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới được đánh giá là có môi trường chính sách tốt và tư tưởng tiến bộ về phòng, chống HIV/AIDS. Chống KT, PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS là một trong những nội dung quan trọng đã được đưa vào Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) nhằm bảo vệ quyền của những người bị nhiễm HIV và thành viên gia đình họ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về chống kỳ thị và PBĐX với người nhiễm HIV/AIDS cũng đã được triển khai trong nhiều năm. Mặc dù vậy, sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn là vấn đề vô cùng nhức nhối đang diễn ra công khai hoặc không công khai ở nhiều lúc, nhiều nơi. Chính sự kỳ thị này đã khiến cho những người nhiễm HIV/AIDS che dấu, không dám công khai tình trạng bệnh cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế, các tổ chức cũng như trong cộng đồng dân cư. Hậu quả là dịch bệnh ngày càng lan rộng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho những người bệnh và cả quốc gia.
    Trong những năm gần đây, nghiên cứu thái độ được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu lý luận về TĐKT đối với người nhiễm HIV/AIDS chưa có nhiều. Về thực tiễn, mặc dù thái độ được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học xã hội nhưng đến nay, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về TĐKT của người dân trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS dưới cách tiếp cận của tâm lý học xã hội.
    Nghiên cứu TĐKT của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thái độ này. Từ đó, giúp cho Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan đưa ra những giải pháp phù hợp trong công các tuyên truyền, giáo dục góp phần thay đổi TĐKT của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS là một việc làm hết sức có ý nghĩa hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài:“TĐKT của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS” làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Làm rõ mức độ TĐKT của người dân trong cộng đồng đối với những người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố tác động đến TĐ này, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tác động, nhằm giảm thiểu TĐKT của cộng đồng đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...