Luận Văn Thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [FONT=times new roman,times,serif]MỞ ĐẦU ​ [FONT=times new roman,times,serif]1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ​ [FONT=times new roman,times,serif] Đất nước đang bước vào một thời đại mới, thời đại của công nghiệp hoá hiện đại hoá . Chính sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đòi hỏi phải phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực , trong đó con người có vai trò quan trọng và quyết định nhất. Có thể nói, nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Phát triển hợp lý nguồn nhân lực về số lượng, về chất lượng là nhân tố căn bản đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn lực cho đất nước, không những chỉ cần cung cấp những tri thức khoa học đơn thuần mà những tri thức về giới tính là điều không thể thiếu được. Những vấn đề về sức khoẻ sinh sản,tình dục (SKSS,TD) là một trong những kiến thức và kĩ năng cần thiết giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên- nguồn nhân lực tương lai của nước nhà.
    [FONT=times new roman,times,serif]Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển nền kinh tế tri thức, thông tin đến mỗi cá nhân rất đa dạng. Ngoài những thông tin có tính tích cực còn có cả những thông tin mang yếu tố tiêu cực, đồi truỵ (sách báo, băng hình, website đen trên mạng điện tử .) ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ. Trong khi đó vấn đề giáo dục giới tính, SKSS-TD cho vị thành niên (VTN) lại chưa dược tổ chức một cách có hệ thống. Do vậy, không riêng ở nước mình mà ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề SKSS-TD đang nổi lên như những thách thức của xã hội.
    [FONT=times new roman,times,serif] Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được thanh niên quan tâm là SKSS-TD. Những hiểu biết về SKSS-TD là không thể thiếu trong hành trang của thanh niên để trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng là một trong những lực lượng nòng cốt quyết định tương lai của đất nước. Không những thế, sinh viên Sư phạm còn có trách nhiệm giáo dục SKSS- TD cho thế hệ tiếp theo, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về SKSS-TD cho cộng đồng.
    [FONT=times new roman,times,serif] Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục”.
    [FONT=times new roman,times,serif]2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    [FONT=times new roman,times,serif]Phát hiện thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm – ĐH Đà Nẵng đối với SKSS-TD. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi SKSS-TD của viên trường, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực mới.
    [FONT=times new roman,times,serif]3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    [FONT=times new roman,times,serif]Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ như sau:
    [FONT=times new roman,times,serif]- Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
    [FONT=times new roman,times,serif]- Điều tra thái độ đối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN
    [FONT=times new roman,times,serif]- Đề xuất một số biện pháp tác động tích cực đến thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN
    [FONT=times new roman,times,serif]4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    [FONT=times new roman,times,serif]4.1 Khách thể nghiên cứu :
    [FONT=times new roman,times,serif]Sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng
    [FONT=times new roman,times,serif]4.2 Đối tượng nghiên cứu:
    [FONT=times new roman,times,serif]Thái độ của sinh viên về sức khoẻ sinh sản và tình dục.
    [FONT=times new roman,times,serif]4.3. Khách thể khảo sát:
    [FONT=times new roman,times,serif]250 sinh viên (là sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3) thuộc 11 khoa của trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Trong đó có 151 nữ sinh viên và 99 nam sinh viên.
    [FONT=times new roman,times,serif]4.4. Phạm vi nghiên cứu:
    [FONT=times new roman,times,serif]Đề tài được tiến hành tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trong năm học 2008 -2009. Tập trung nghiên cứu trên 250 sinh viên hệ chính quy của trường.
    [FONT=times new roman,times,serif]Lưu ý: tổng số người tham gia điền phiếu là 250, tuy nhiên có một tỉ lệ nhất định thông tin không trả lời hoặc là các câu ý kiến khác. Với các trường hợp này phân tích được tính trên số thực trả lời và thống kê lại cá ý kiến theo từng câu hỏi.
    [FONT=times new roman,times,serif]5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    [FONT=times new roman,times,serif]Phần lớn sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có thái độ tích cực đối với SKSS-TD. Sinh viên trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng có hiểu biết nhất định về SKSS-TD, tuy nhiên chưa đầy đủ. Một bộ phận sinh viên còn có thái độ e ngại, thiếu tự tin khi tìm kiếm dịch vụ SKSS, khi trao đổi, nói chuyện về các vấn đề SKSS-TD với bạn bè và từ chối có quan hệ tình dục cũng như thảo luận về biện pháp tránh thai với bạn tình. Đa số sinh viên đánh giá cao sự cần thiết và thích thú được tìm hiểu và học tập các kiến thức về SKSS – TD.
    [FONT=times new roman,times,serif]6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    [FONT=times new roman,times,serif]Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
    [FONT=times new roman,times,serif]6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý luận
    [FONT=times new roman,times,serif]6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    [FONT=times new roman,times,serif]6.3. Phương pháp phân tích hồ sơ lưu trữ
    [FONT=times new roman,times,serif]6.4. Phương pháp trò chuyện
    [FONT=times new roman,times,serif]6.5. Phương pháp quan sát
    [FONT=times new roman,times,serif]6.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...