Báo Cáo Thái độ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh trường đại học an giang đối với các hoạt độ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài: 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

    1.3 Phạm vi nghiên cứu 1

    1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

    1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 2

    1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3

    2.1 Giới thiệu 3

    2.2 Thái độ và các thành phần của thái độ 3

    2.2.1 Khái niệm về thái độ 3

    2.2.2 Các thành phần của thái độ 3

    2.3 Mô hình nghiên cứu 4

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

    3.1. Thiết kế nghiên cứu 6

    3.1.1. Quy trình nghiên cứu: 6

    3.1.2. Tiến độ các bước nghiên cứu: 7

    3.2 Tổng thể và mẫu 7

    3.2.1. Tổng thể: 7

    3.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: 7

    3.3. Thang đo: 7

    3.3.1. Thang đo danh nghĩa. 7

    3.3.2. Thang đo nhị phân. 7

    3.3.3. Thang đo nhóm 8

    3.3.4. Thang đo Likert 8

    3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu: 8

    3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: 8

    3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 8

    3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu: 8

    CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 9

    4.1. Giới thiệu chung về trường Đại học An Giang: 9

    4.2. Giới thiệu sơ lược về khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh: 11

    CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

    5.1 Giới thiệu 12

    5.2 Thông tin về mẫu 12

    5.3 Mô tả thái độ của sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang đối với các HĐNK do trường tổ chức. 12

    5.3.1 Nhận thức của sinh viên khoa KT – QTKD đối với các HĐNK do trường tổ chức. 12

    5.3.2 Cảm tình của sinh viên khoa KT - QTKD đối với các HĐNK do trường tổ chức. 14

    5.3.3 Xu hướng hành vi của sinh viên khoa KT – QTKD đối với các HĐNK do trường tổ chức. 15

    5.4 Nhận dạng các yếu tố tác động đến thái độ sinh viên khoa KT - QTKD về các HĐNK do trường tổ chức 16

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

    6.1 Kết luận 19

    6.2 Kiến nghị 19

    6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 19

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

    PHỤ LỤC 21

    Phụ lục 1: ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU 21

    Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT 22


    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH


    Danh mục bảng

    Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu 7

    Bảng 5-1: Mức độ quan tâm đến các HĐNK của sinh viên chia theo khóa học 15

    Bảng 5-2: Các HĐNK được sinh viên lựa chọn tham gia 18


    Danh mục hình

    Hình 2-1: Mô hình ba thành phần của thái độ: 3

    Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa KT- QTKD trường Đại Học An Giang đối với các HĐK do trường tổ chức 4

    Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu 6

    Hình 4-1: Khu mới trường Đại học An Giang: 13

    Hình 4-2: Sơ đồ tổ chức của trường Đại học An Giang: 13

    Hình 4-3: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang 14

    Biểu đồ 5-1: Lý do để sinh viên biết đến các HĐNK 16

    Biểu đồ 5-2: Nhận thức của sinh viên đối với các HĐNK 17

    Biểu đồ 5-3: Cảm tình của sinh viên khoa đối với các HĐNK 17

    Biểu đồ 5-4: Xu hướng hành vi của sinh viên đối với các HĐNK 19

    Biểu đồ 5-5: Nguyên nhân sinh viên tham gia các HĐNK 20

    Biểu đồ 5-6: Khó khăn khi tham gia các HĐNK 20



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:

    Trong xu thế đất nước ta ngày càng phát triển thì việc nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học đang được xem trọng. Vì thế, các trường đại học nói chung và trường Đại học An Giang nói riêng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sinh viên. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy thì các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) cũng luôn được trường Đại học An Giang quan tâm, chú ý đến. Vì bên cạnh việc học tập những kiến thức ở lớp thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên.

    Để các hoạt động ngoại khóa thật sự mang lại hiệu quả thì nhất thiết phải có sự quan tâm, hưởng ứng của sinh viên. Sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (KT - QTKD) trường Đại học An Giang vốn có tính năng động cao. Nhưng trên thực tế thì sinh viên Sinh viên khoa KT - QTKD quan tâm như thế nào đến các hoạt động này vẫn còn là một câu hỏi.

    Với những lí do nêu trên thì đề tài “Thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức” là một vấn đề rất đáng được quan tâm.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    - Mô tả thái độ của sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang đối với các HĐNK do trường tổ chức.

    - Nhận dạng một số yếu tố tác động đến thái độ sinh viên thông qua việc mô tả thái độ khoa KT - QTKD đối với các HĐNK do trường tổ chức .

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang.

    Thời gian nghiên cứu: năm học 2009 – 2010

    Nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chủ yếu về thái độ của sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang về các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thu thập dữ liệu:

    + Dữ liệu sơ cấp: thông qua quan sát, điều tra thực tế bằng việc phát phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp đáp viên.

    + Dữ liệu thứ cấp: tham khảo các đề tài nghiên cứu tương tự trước đó và tìm hiểu thông tin từ các tài liệu liên quan và từ Internet.

    - Phương pháp xử lí dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 để luận giải cho các vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu.


    - Phương pháp chọn mẫu:

    + Mẫu để thực hiện nghiên cứu sơ bộ là 10 sinh viên được chọn theo phương pháp thuận tiện từ sinh viên khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang .

    + Mẫu nghiên cứu chính thức là 80 sinh viên được chọn theo phương pháp hạn mức từ khóa 7 đến khóa 10 trong khoa KT – QTKD, tương ứng với mỗi khóa 20 sinh viên.

    1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

    Kết quả của nghiên cứu có thể góp phần giúp trường Đại học An Giang có cái nhìn tổng quát hơn về thái độ của sinh viên khoa KT - QTKD đối với các HĐNK và từ đó điều chỉnh thích hợp hơn nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, đề tài còn có thể góp phần cung cấp những số liệu hữu ích cho các đề tài nghiên cứu sau này.

    1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu

    Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

    Chương 4: Giới thiệu sơ lược về trường Đại học An Giang và khoa KT - QTKD trường Đại học An Giang

    Chương 5: Kết quả nghiên cứu

    Chương 6: Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...