Báo Cáo Thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

      


    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang.

    Mục tiêu đề tài là tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với cuộc vận động. Ý nghĩa của đề tài là nguồn thông tin cần thiết giúp cho cuộc vận động ngày càng thiết thực và thành công hơn.

    Mô hình nghiên cứu được xây dưng trên lý thuyết về thái độ - hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm dựa trên 3 thành phần cơ bản là nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi.

    Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua phỏng vấn tay đôi và bản câu hỏi chuyên sâu nhằm khai thác các vấn đề xung quanh đề tài. Nghiên cứu chính thức thông qua bản câu hỏi được hiệu chỉnh với cỡ mẫu là sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD (75 sinh viên).

    Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và được minh họa bằng các biểu đồ. Thái độ của sinh viên đối với cuộc vận động được nghiên cứu qua 3 thành phần cơ bản là nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi cụ thể như sau:

    Về nhận thức, đề tài nghiên cứu mức độ cần thiết của cuộc vận động đối với sinh viên, sinh viên có những hiểu biết về cuộc vận động.

    Về tình cảm, đề tài nghiên cứu tình cảm của sinh viên đối với cuộc vận động qua các yếu tố về sự cần thiết, mang tính cộng đồng, sinh viên là thành phần tham gia, xây dựng văn hóa tiêu dùng cho người Việt.

    Về xu hướng hành vi, đề tài nghiên cứu xu hướng hành vi của sinh viên, sinh viên sẽ giới thiệu cuộc vận động với mọi người, tiếp tục ủng hộ cuộc vận động và có cách nhìn khác về hàng Việt.

    Sau cùng là phần kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc vận động.




    MỤC LỤC


    TÓM TẮT 1

    MỤC LỤC 2

    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 4

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6

    1.1 Lý do chọn đề tài: 6

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 6

    1.3 Phương pháp nghiên cứu: 6

    1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 6

    1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 7

    1.4 Phạm vi nghiên cứu 7

    1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 7

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

    2.1 Giới thiệu 8

    2.2 Một số khái niệm về thái độ. 8

    2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. 9

    2.3.1 Yếu tố văn hóa 9

    2.3.2 Yếu tố xã hội 10

    2.3.3 Yếu tố cá nhân 11

    2.3.4 Yếu tố tâm lý 11

    2.4 Mô hình nghiên cứu 14

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

    3.1. Giới thiệu 15

    3.2.1. Tiến độ các bước nghiên cứu. 15

    3.3. Quy trình nghiên cứu 16

    3.4 Thang đo 17

    3.5 Mẫu 18

    3.6 Xử lý số liệu 18

    CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT 19

    4.1 Giới thiệu 19

    4.2 Giới thiệu sơ lược về cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. 19

    4.2.1 Thông tin về cuộc vận động 19

    4.2.2 Những công việc cụ thể của cuộc vận động 19

    4.2.3 Ý nghĩa của cuộc vận động 19

    CHƯƠNG 5: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT 20

    5.1 Giới thiệu 20

    5.2. Thông tin về cơ cấu mẫu 20

    5.2 Nhận biết của sinh viên 20

    5.3 Tình cảm của sinh viên. 23

    5.4 Những hình thức của cuộc vận động 26

    5.5 Tổ chức cuộc vận động 28

    5.6 Xu hướng hành vi của sinh viên. 31

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUỘC VẬN ĐỘNG 33

    6.1 Giới thiệu 33

    6.2 Kết luận 33

    6.2 Hạn chế của đề tài 34

    6.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc vận động. 35

    PHỤ LỤC 36

    Dàn bài thảo luận tay đôi 36

    BẢN CÂU HỎI 37

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40


    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

    Hình

    Hình 1.1 Mô hình ba thành phần thái độ 8

    Hình 1.2 Các yếu tố tâm lý 12

    Hình 1.3 Tháp nhu cầu Maslow 13

    Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu 15

    Hình 1.5 Tiến độ thực hiện các nghiên cứ 17

    Hình 1.6 Quy trình nghiên cứu 18

    Biểu đồ

    Biểu đồ 2.1. Giới tính 21

    Biểu đồ 2.2. Nội dung cuộc vận động 22

    Biểu đồ 2.3. Thời gian diễn ra cuộc vận động 23

    Biểu đồ 2.4. Đối tượng cuộc vận động 23

    Biểu đồ 2.5. Cơ quan tham gia vào cuộc vận động 24

    Biểu đồ 2.6. Cuộc vận động cần thiết 25

    Biểu đồ 2.7. Mong chờ cuộc vận động này từ lâu 26

    Biểu đồ 2.8. Thỏa mãn lòng yêu mến hàng Việt 26

    Biểu đồ 2.9. Mang tính mới lạ 27

    Biểu đồ 2.10. Mang tính cộng đồng 28

    Biểu đồ 2.11. Một diễn đàn cho hàng Việt 28

    Biểu đồ 2.12. Chương trình quảng bá cho cuộc vận động 29

    Biểu đồ 2.13. Những buổi trò chuyện với sinh viên 29

    Biểu đồ 2.14. Sinh viên là thành phần tham gia vào cuộc vận động 30

    Biểu đồ 2.15. Mời những nghệ sĩ nổi tiếng tham gia 31

    Biểu đồ 2.16. Nơi để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm 31

    Biểu đồ 2.17. Giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn 32

    Biểu đồ 2.18. Xây dựng văn hóa tiêu dùng cho hàng Việt 32

    Biểu đồ 2.19. Giới thiệu cuộc vận động này cho mọi người 33

    Biểu đồ 2.20. Tiếp tục ủng hộ cuộc vận động này 33

    Biểu đồ 2.21. Cách nhìn khác về hàng Việt 34


    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    QTKD Quản trị kinh doanh

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

    1.1 Lý do chọn đề tài:

    Quá trình toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao các quốc gia trên thế giới ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội phát triển ngày càng cao. Hàng hóa Việt Nam sẽ thâm nhập vào các nước trên thế giới dễ dàng hơn. Bên cạnh đó hàng hóa các nước trên thế giới cũng xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều và sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

    Làm thế nào để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mà không vi phạm các điều luật của quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm đến thị trường nội địa một thị trường tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Nhìn thấy được những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải và để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường nội địa Bộ Chính Trị đã phát động cuộc vận động “ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Cuộc vận động là nơi để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Cuộc vận động với những chương trình thiết thực như tổ chức các phiên chợ ở vùng sâu vùng xa cho bà con mua sắm hàng Việt, tổ chức những buổi trò chuyện về hàng Việt với các tiểu thương ở chợ và các em học sinh, sinh viên.

    Thông qua cuộc vận động này sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ người tiêu dùng đang cần gì để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và khai thác tốt thị trường nội địa. Người tiêu dùng sẽ có cách nhìn khác về hàng Việt thông qua những buổi trò chuyện những phiên chợ những chương trình giao lưu.

    Tìm hiểu xem sinh viên quan tâm đến cuộc vận động này như thế nào nên tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    - Mô tả thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

    1.3 Phương pháp nghiên cứu:

    1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

    - Số liệu thứ cấp thông qua việc đọc, tham khảo sách, báo, giáo trình, những chuyên đề của khóa trước, các trang web, các diễn đàn.

    - Dữ liệu sơ cấp thông qua việc quan sát, thảo luận nhóm mục tiêu, và bảng câu hỏi.

    1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

    Đề tài được thực hiện thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

    - Nghiên cứu sơ bộ gồm 10 sinh viên thông qua việc hỏi trực tiếp sinh viên xung quanh đề tài nghiên cứu.

    - Nghiên cứu chính thức thông qua bản câu hỏi bằng cách phỏng vấn trực tiếp 75 sinh viên khóa 8, 9, 10 Khoa Kinh tế - QTKD.

    - Phương pháp chọn mẫu:

    + Khóa 8: 25 sinh viên

    + Khóa 9: 25 sinh viên

    + Khóa 10: 25 sinh viên

    - Thông tin thu thập được tổng hợp lại và chọn lọc, được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp, hỗ trở bởi phần mềm SPSS.

    1.4 Phạm vi nghiên cứu:

    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với cuộc vận động, và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc vận động.

    - Phạm vi nghiên cứu: sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh.

    - Thời gian nghiên cứu: 10/03/2010 – 10/05/2010.

    - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa kinh tế.

    1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

    - Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo, nguồn thông tin hữu ích cho ban tổ chức cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt ở An Giang. Để giúp ban tổ chức đưa ra những chương trình phù hợp với sinh viên khi tham gia, giúp cho hàng Việt ngày càng được nhiều người Việt tin dùng hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...