Chuyên Đề Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Trường Đại học An Giang được xem là trường Đại học trẻ nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và là trường Đại học công lập đứng thứ hai ở khu vực này (sau Đại học Cần Thơ). Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và thấp hơn cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. Đồng thời còn nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh và các vùng lân cận trong khu vực.

    Được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng nguồn nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Sự ra đời và phát triển của trường ĐHAG góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Ngoài gần 16,5 hecta của cơ sở cũ, vào tháng 1 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định cho phép xây dựng trường trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 triệu USD. Trường được sự quản lý và hỗ trợ tài chính của UBND tỉnh An Giang và chịu sự giám sát chuyên môn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nhờ đó mà cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập cũng được tăng cường. Song, với cơ sở hoàn toàn mới về quy mô và kết cấu hạ tầng, lẫn CSVC đó có nâng cao được chất lượng dạy và học tại trường ĐHAG hay chưa? Vậy, giảng viên và sinh viên ở trường có cảm nghĩ gì, thái độ của họ như thế nào đối với khu mới này? Ở đây quan tâm nhiều nhất đó là kết quả học tập của sinh viên khi được học ở khu này.

    Nói về thái độ, thái độ là một trạng thái mở đầu cho hành động, cho nhận thức, cho suy nghĩ, cũng như cho việc cảm nhận đối với một đối tượng nào đó. Thái độ rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm được công sức và sự suy nghĩ khi hành động. Vì thế, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHAG hiện nay là điều rất cần thiết. Nhưng trước tiên phải biết được cảm tình của sinh viên đối với khu mới ra sao, trong đó có cơ sở vật chất_những thứ cần được trang bị kỹ lưỡng nhằm mục đích cho sinh viên cảm thấy thoải mái hơn để có thể tiếp thu bài thật tốt khi đến lớp.

    Tóm lại, việc tìm hiểu thái độ của sinh viên trường ĐHAG đối với CSVC khu mới đáng được nghiên cứu. Qua đó, đề tài “ Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với cơ sở vật chất trong khu mới trường Đại học An Giang” này cũng sẽ góp phần vào việc tìm hiểu và thúc đẩy chất lượng dạy và học của trường lên cao hơn nữa trong thời gian tới.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Vấn đề nghiên cứu này nhằm hướng đến ba mục tiêu, đó là:

    - Đánh giá mức độ cảm nhận của SV như thế nào và có thấy thích thú khi học ở khu mới với CSVC được trang bị như hiện nay.

    - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ về CSVC của SV.

    - Đề xuất một số kiến nghị có thể nâng cao CSVC trong khu mới giúp SV có thể học tập tốt hơn.


    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung tìm hiểu SV khóa 8 khoa KT-QTKD của trường.

    Nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD.

    Thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010.

    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

    Dữ liệu sơ cấp

    Trong nghiên cứu này sử dụng dàn bài phỏng vấn sâu để thảo luận với 5 bạn là học sinh hoặc sinh viên đã từng tham quan và mua sách ở nhà sách Fahasa An Giang. Kết quả của lần phỏng vấn này là một bảng câu hỏi, sẽ phỏng vấn thử 2 bạn học sinh và 2 bạn sinh viên nhằm chỉnh sửa cho bảng câu hỏi được hoàn chỉnh. Và cuối cùng là thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Việc phỏng vấn chỉ được tiến hành với đối tượng đáp viên đã từng đến tham quan và mua sách tại nhà sách fahasa An Giang. Phỏng vấn viên trực tiếp phát bản câu hỏi và thu lại tại địa điểm tiếp xúc với đáp viên.

    1.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

    Dữ liệu sau khi được thu thập về tiến hành xử lý, mã hóa bằng Excel và phần mềm SPSS rồi đem tổng hợp lại. Sau khi dữ liệu đã được mã hóa, làm sạch sẽ được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả.

    1.5 Ý nghĩa thực tiễn

    Đối với bản thân: thực hiện chuyên đề seminar để hoàn thành môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học quản trị kinh doanh, đồng thời chuẩn bị để thực hiện chuyên đề năm thứ ba.

    Đối với các khóa sau: là tài liệu tham khảo cho các khóa sau làm chuyên đề, và phát triển chuyên đề này cao hơn.

    Đối với công ty: củng cố thông tin liên quan đến thương hiệu Fahasa, cung cấp cơ sở để công ty Fahasa An Giang tiến hành phát triển thương hiệu ngày càng vững mạnh, có được lòng trung thành của khách hàng. Cung cấp thông tin cho công tác xác định vi trí thương hiệu Fahasa trong lòng khách hàng ở TP Long Xuyên, cung cấp thông tin về khả năng cạnh tranh của Fahasa với các nhà sách địa phương trên địa bàn TP Long Xuyên. Về thực tiễn, khi công ty Fahasa AG nắm bắt những thông tin này, công ty có thể đưa ra những biện pháp để phát triển thương hiệu vững mạnh.

    Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các đề tài nghiên cứu khác về thương hiệu.

    1.6 Kết cấu của chuyên đề

    Đề tài nghiên cứu Thái độ của SV khoa KT-QTKD gồm có 6 chương:

    Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, nêu cơ sở hình thành đề tài, đưa ra được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

    Chương 2: Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý thuyết này là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ đó lập ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài.

    Chương 3: Các phương pháp được trình bày trong chương này nhằm thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng các thông tin cần thiết về thái độ của SV như: cách thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thang đo cũng như cỡ mẫu và thông tin về mẫu. Sau đó là thiết lập quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh.




    Chương 4: Nêu lên tiến độ thực hiện việc nghiên cứu. thấy rõ được thời gian bắt đầu và kết thúc tiến trình.

    Chương 5: Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu có được sau khi xử lý.

    Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận những kết quả chính. Cuối cùng nêu lên các đề xuất cũng như hạn chế của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...