Báo Cáo Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, đại học an giang về việc mang dép q

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    


    Đề tài nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học nhằm góp phần tạo nguồn thông tin cho khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang có cách nhìn tổng quát hơn về thái độ của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp để tạo ra môi trường học tập thoải mái cho sinh viên. Ngoài ra, đây cũng có thể là tài liệu thứ cấp cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.

    Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết về thái độ như: ba thành phần của thái độ.

    Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

    Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng bảng câu hỏi mở xoay quanh vấn đề nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện bảng hỏi phỏng vấn về thái độ mang dép quai hậu đi học của sinh viên.

    Nghiên cứu chính thức: Sau khi phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên nhằm hoàn thiện bảng hỏi thì tiến hành khảo sát với cỡ mẫu là 50 sinh viên.

    Cuối cùng là kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra kết luận và kiến nghị.

    Sinh viên có nhận thức rất cao về việc mang dép quai hậu đi học là nhằm để chấp hành nội quy của nhà trường và mang lại sự đẹp – lịch sự trong môi trường học tập, tránh sự kiểm tra gắt gao của cờ đỏ.

    Về tình cảm đối với việc mang dép quai hậu là đa số sinh viên là rất thích mang dép quai hậu đi học và sinh viên cũng có dự định mang dép quai hậu đi học trong tương lai.

    Còn khả năng tuyên truyền và động viên của sinh viên với nhau về việc mang dép quai hậu đi học là rất thấp. Đa số bỏ qua trước tình trạng không mang dép quai hậu đi học của các sinh viên khác.












    MỤC LỤC

    


    TÓM TẮT i

    MỤC LỤC ii

    DANH MỤC CÁC HÌNH iv

    DANH MỤC CÁC BẢNG iv

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv

    KÍ HIỆU VIẾT TẮT iv

    Chương 1: TỔNG QUAN 1

    I. Cơ sở hình thành đề tài 1

    II. Mục tiêu nghiên cứu 1

    III. Phạm vi nghiên cứu 1

    IV. Ý nghĩa của đề tài 2

    V. Kết cấu đề tài 2

    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3

    I. Giới thiệu 3

    II. Cơ sở lý thuyết 3

    1. Khái niệm về thái độ 3

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 4

    2.1. Yếu tố văn hóa 4

    2.2. Yếu tố xã hội 5

    2.3. Yếu tố cá nhân 5

    2.4. Yếu tố tâm lý 6

    III. Mô hình nghiên cứu 8

    Tóm tắt 9

    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

    I. Giới thiệu 10

    II. Phương pháp thu thập số liệu 10

    1. Số liệu sơ cấp 10

    2. Số liệu thứ cấp 10

    III. Thiết kế nghiên cứu 10

    1. Tiến độ các bước nghiên cứu 10

    2. Quy trình nghiên cứu 11

    IV. Thang đo 12

    1. Thang đo mức độ 12

    2. Thang đo xếp hạng 12

    V. Mẫu nghiên cứu 12

    1. Khung chọn mẫu 12

    2. Kích thước mẫu 12

    3. Phương pháp chọn mẫu 12

    Tóm tắt 13

    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

    I. Giới thiệu 14

    II. Thông tin về mẫu nghiên cứu 14

    1. Giới tính 14

    2. Thu nhập bình quân 14

    III. Thái độ của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học 15

    1. Nhận thức của sinh viên 15

    1.1. Quy định của Trường, Khoa về việc mang dép quai hậu 15

    1.2. Tình trạng mang dép quai hậu đi học hiện nay 16

    1.3. Lợi ích của việc mang dép quai hậu đi học 16

    2. Cảm xúc của sinh viên 17

    2.1. Tình cảm của sinh viên 17

    2.2. Mức độ hài lòng 17

    3. Xu hướng hành vi của sinh viên 18

    3.1. Xu hướng hành động 18

    3.2. Tác động đến người khác 19

    Tóm tắt 20

    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

    I. Kết luận 21

    II. Kiến nghị 21

    III. Hạn chế của đề tài 21

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

    PHỤ LỤC 23

    Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn câu hỏi bán cấu trúc 23

    Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn 24

    Phụ lục 3: Số liệu 28

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1: Mô hình ba thành phần của thái độ 5

    Hình 2 : Mô hình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 Khoa

    Kinh tế - quản trị kinh doanh, Trường Đại Học An Giang

    về việc mang dép quai hậu đi học. 10

    Hình 3: Quy trình nghiên cứu 13

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu 12

    Bảng 2: Cơ cấu theo mỗi ngành 15

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 1: Lượng nam và nữ trong mẫu nghiên cứu 16

    Biểu đồ 2: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của sinh viên 16

    Biểu đồ 3: Lý do biết đến quy định của Trường,

    Khoa về việc mang dép quai hậu 17

    Biểu đồ 4: Hiện trạng thực hiện việc mang dép quai hậu đi học 18

    Biểu đồ 5: Lý do của việc mang dép quai hậu đi học 18

    Biểu đồ 6: Tình cảm của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học 19

    Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học 19

    Biểu đồ 8: Xu hướng hành vi về việc mang dép quai hậu đi học 20

    Biểu đồ 9: Những trường hợp nên mang dép quai hậu 21

    Biểu đồ 10: Tác động đến người khác 21

    KÍ HIỆU VIẾT TẮT

    GTVT: Giao thông vận tải

    TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

    QTKD: Quản trị kinh doanh










    Chương 1

    TỔNG QUAN

    

    I. Cơ sở hình thành đề tài:

    Ngày nay trong xã hội hiện đại và năng động thì đồng phục trở nên có vai trò quan trọng hơn và trở thành xu hướng thời trang đặc với những chiếc áo đồng phục năng động , trẻ trung sẽ tạo nên một "phong cách riêng biệt " cho tập thể và công ty của mình. Là học sinh, sinh viên thì đồng phục còn giữ gìn văn minh môi trường học đường và đồng thời giúp tập thể đó không thể hòa lẫn vào bất kì tập thể nào khác.

    Qua đó các trường Đại học buộc sinh viên mặc đồng phục với đủ loại. Cụ thể đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.

    Nhiều trường Đại Học như: Trường Đại Học GTVT TPHCM, trường Đại Học Bách khoa TP HCM, trường Dân lập Văn Lang buộc sinh viên mặc đồng phục với đủ loại, từ đồng phục thể dục đến đồng phục khoa, đồng phục trường. Một số trường đang gây cho sinh viên những nỗi lo không đáng có “Bọn em là sinh viên chứ có phải học sinh tiểu học đâu mà cứ bị nhắc nhở vì đồng phục hoài như vậy”.( http://vietbao.vn)

    Riêng ở trường Đại học An Giang thì sinh viên phải mặc đồng phục cụ thể như: quần tây, áo sơmi (bỏ áo vào quần) đối với nam, không mặc quần jeans đáy ngắn đối với nữ tất cả phải mang bảng tên, không được mang dép lê, phải mang dép quai hậu khi đi đến trường. Với qui định về đồng phục này thì có khá nhiều ý kiến đưa ra, trong số đó thì việc mang dép quai hậu đi học được sinh viên quan tâm nhiều nhất. Để có thể biết đầy đủ hơn về thái độ của sinh viên trường Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học, tiêu biểu là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, tôi chọn đề tài “Thái độ của sinh viên Khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học”.

    II. Mục tiêu nghiên cứu:

     Mục tiêu nghiên cứu: Thái độ của sinh viên Khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang về việc mang dép quai hậu đi học.

     Mục tiêu cụ thể:

    - Đánh giá mức độ nhận biết của sinh viên đối với việc mang dép quai hậu đi học.

    - Tìm hiểu cảm xúc của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học.

    - Tìm hiểu xu hướng hành vi của sinh viên về việc mang dép quai hậu đi học.

    III. Phạm vi nghiên cứu:

    - Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên khóa 8 của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang.

    - Thời gian thực hiện đề tài: 03/2010 đến 05/2010.

    - Không gian: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang.


    IV. Ý nghĩa của đề tài:

    Kết quả nghiên cứu góp phần tạo nguồn thông tin cho khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học An Giang có cách nhìn tổng quát hơn về thái độ của sinh viên trong việc thực hiện quy định của trường. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm tạo ra môi trường học tập thoải mái cho sinh viên.

    Ngoài ra, đây cũng có thể là tài liệu thứ cấp cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.

    V. Kết cấu đề tài:

    Đề tài nghiên cứu Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh gồm có các chương sau:

    Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, nêu cơ sở hình thành đề tài, đưa ra được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

    Chương 2: Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý thuyết này là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ đó lập ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài.

    Chương 3: Các phương pháp được trình bày trong chương này nhằm thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng các thông tin cần thiết về thái độ của sinh viên như: cách thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sơ bộ và chính thức, thang đo cũng như cỡ mẫu và thông tin về mẫu. Sau đó là thiết lập quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh.

    Chương 4: Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu có được sau khi xử lý.

    Chương 5: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận những kết quả chính. Cuối cùng nêu lên các đề xuất cũng như hạn chế của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...