Luận Văn Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    5. Phạm vi nghiên cứu .4
    6. Giả thuyết khoa học 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    NỘI DUNG
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1. Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới .6
    1.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài 6
    1.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước .9
    1.2. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài 12
    1.2.1. Lý luận về thái độ .12
    1.2.1.1. Các thuyết về thái độ 12
    1.2.1.2. Khái niệm thái độ .14
    1.2.1.3. Đặc điểm của thái độ 17
    1.2.1.4. Chức năng của thái độ 18
    1.2.1.5. Cấu trúc của thái độ 18
    1.2.1.6. Cơ chế hình thành thái độ 20
    1.2.1.7. Phân loại thái độ 21
    1.2.2. Lý luận về bạo lực học đường 22
    1.2.2.1. Khái niệm bạo lực 22
    1.2.2.2. Khái niệm bạo lực học đường 23
    1.2.2.3. Các hình thức bạo lực học đường 24
    1.2.2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường 26
    1.2.2.6. Hậu quả của bạo lực học đường 29
    1.2.3. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường 31
    1.2.3.1. Khái niệm học sinh THCS .31
    1.2.3.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS 32
    1.2.3.3. Khái niệm “Thái độ của học sinh THCS đối với vấn đề bạo lực giữa các học sinh với nhau” . .34
    1.3. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường .35
    Chương 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu 40
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu .40
    2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 40
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .46
    2.2.3. Phương pháp quan sát 47
    2.2.4. Phương pháp thống kê toán học . 47
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường 48
    3.1.1. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt nhận thức .48
    3.1.2. Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt xúc cảm .60
    3.1.3. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt hành vi .66
    3.2. Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường . .75
    3.3. Giải pháp 78
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    1. Kết luận .80
    2. Khuyến nghị 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN PHỤ LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
    Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai. Chính vì vậy mà giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng. Hiện nay, nó đang là vấn đề bức thiết và được xã hội quan tâm.
    Bạo lực học đường không là một vấn đề mới mẻ nhưng thời gian gần đây mới bùng phát một cách mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày càng nguy hiểm. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo. Nó diễn ra không chỉ ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả học sinh nữ. Thật đau lòng khi bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái nữ, vốn được mệnh danh là “phái yếu” . Có thể nói, đây không phải là vấn đề của riêng mỗi quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu.
    Thật vậy. Có lẽ chưa có đất nước nào thoát khỏi tình trạng bạo lực học đường. Bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng mạnh; quy mô, cùng hậu quả của nó cũng ngày càng nặng nề hơn trước đây rất nhiều lần, đặc biệt là bạo lực xảy ra giữa các em học sinh với nhau. Đáng sợ hơn, các em còn dám quay lại cảnh mình đánh đấm dã man, rồi công khai phát tán trên mạng internet, thách thức dư luận, nhà trường và những nhà quản lí giáo dục. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
    Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Theo ông Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV của Bộ GD - ĐT thì theo báo cáo của 38/61 Sở GD - ĐT, từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ nguy hiểm của nó, và lan rộng ra nhiều địa phương. Những con số này đang gióng lên hồi chuông báo động cho chúng ta về thực trạng lối hành xử bạo lực, thiếu lành mạnh của các em học sinh.
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực giữa các em học sinh với nhau, một trong những nguyên nhân quan trọng là do xuất phát từ nhận thức còn hạn chế và thái độ thờ ơ, dửng dưng của các em học sinh về vấn đề này. Các em hiện nay có rất ít môi trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ học căng thẳng khiến các em dễ cáu giận, phản ứng thái quá, hoặc lệch lạc. Có em mất phương hướng, không biết làm gì để khẳng định bản thân. Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng trước người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương chính mình. Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnh nào đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cần mảy may suy nghĩ hậu quả. Đánh bạn vì ghét cái nhìn, đánh vì bị xúc phạm hay tranh người yêu của nhau . trở nên khá phổ biến ở lứa tuổi học trò. Nhiều em học sinh cho rằng bạo lực giữa các bạn học sinh với nhau không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng cả nên cứ có mâu thuẫn là lại dùng bạo lực để giải quyết. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các học sinh, thay vì cùng nhau hòa giải hay thông báo cho nhà trường, thầy cô can thiệp thì các em “tự xử” với nhau một cách bạo lực. Những em chứng kiến những cảnh đó cũng không dám lên tiếng vì sợ hãi hoặc thờ ơ, vô cảm, không quan tâm, coi đó là chuyện riêng của người khác; thậm chí có em còn cổ vũ cho những hành động đó. Thái độ sai lệch đó cùng nhận thức còn kém của các em đã góp phần làm cho hiện tượng bạo lực tăng lên trong thời gian gần đây.
    Thời gian qua, các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tác thực hiện vẫn chưa triệt để. Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như các ban ngành phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên nhằm thiết lập một môi trường học đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hội. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này song chủ yếu mới chỉ đề cập đến thực trạng bạo lực học đường, một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng trên, mà ít có công trình nào tìm hiểu sâu thái độ của học sinh về vấn đề này.
    Tình hình bạo lực học đường và thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) cũng không nằm ngoài xu thế chung của xã hội.
    Từ những lý luận và thực tiễn trên, chứng tôi quyết định lựa chọn đề tà “Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường.
    - Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm thay đổi thái độ của học sinh theo chiều hướng tích cực về vấn đề này.
    3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát
    - Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường.
    - Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An)
    - Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...