Báo Cáo Thái độ của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục​

    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. Cơ sở hình thành đề tài
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn
    1.6. Kết cấu đề tài tốt nghiệp

    Chương 2: NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH AN GIANG
    2.1. Giải thích thuận ngữ và các chính sách Nhà nước về người khuyết tật
    2.1.1. Người khuyết tật
    2.1.2. Chính sách liên quan đến người khuyết tật
    2.1.3. Những ý kiến xung quanh chính sách và việc làm dành cho người khuyết tật
    2.2. Doanh nghiệp và tình hình lao động tỉnh An Giang
    2.2.1. Doanh nghiệp tỉnh An Giang
    2.2.2. Tình hình lao động tỉnh An Giang
    2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ
    2.3.2 Quan điểm của các cán bộ đã từng tham gia công tác vì người khuyết tật
    2.3.3. Quan điểm của bốn doanh nghiệp

    Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    3.1. Cơ sở lý thuyết
    3.1.1. Khái niệm thái độ
    3.1.2. Tuyển dụng
    3.2. Mô hình nghiên cứu

    Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Thiết kế nghiên cứu
    4.1.1 Điều tra khởi đầu
    4.1.2. Nghiên cứu sơ bộ
    4.1.3. Nghiên cứu chính thức
    4.2. Qui trình nghiên cứu
    4.3. Cấu trúc bảng câu hỏi phỏng vấn
    4.4. Mẫu

    Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    5.1. Tổng hợp thông tin mẫu
    5.2. Nhận thức của doanh nghiệp đối với người khuyết tật
    5.2.1. Tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm
    5.2.2 Quan điểm doanh nghiệp về người hưởng lợi đối với hành động tạo bình đẳng trong cơ hội việc làm
    5.2.3. So sánh sự khác biệt giữa người lao động khuyết tật và người lao động không khuyết tật
    5.2.4. Đánh giá về công việc dành cho người khuyết tật
    5.2.5. Những khó khăn của doanh nghiệp có nhận người khuyết tật vào làm việc
    5.2.6. Những khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động khuyết tật
    5.2.7. Sự khác biệt về nhận thức giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc
    5.3. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật
    5.3.1. Quan điểm về chính sách pháp luật
    5.3.2. Việc thi hành chính sách và quan điểm của doanh nghiệp
    5.3.3. Sự khác biệt về nhận thức chính sách pháp luật giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không có nhận người khuyết tật vào làm việc.
    5.4. Xu hướng hành vi của doanh nghiệp
    5.4.1. Năng lực, phẩm chất, loại khuyết tật ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng của doanh nghiệp
    5.4.2. Chế độ của doanh nghiệp dành cho người khuyết tật
    5.4.3. Những kế hoạch và dự định tuyển dụng lao động là người khuyết tật
    5.4.4. Sự khác biệt về xu hướng hành vi giữa doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc
    5.5. Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp
    5.6. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp

    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1. Kết quả chính của nghiên cứu
    6.1.1. Nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật
    6.1.2. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật
    6.1.3. Sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của doanh nghiệp có nhận và doanh nghiệp không nhận người khuyết tật vào làm việc
    6.2. Kiến nghị
    6.2.1. Đối với Nhà nước
    6.2.2. Đối với doanh nghiệp
    6.2.3. Đối với người khuyết tật
    6.3. Hạn chế của nghiên cứu

    Trích dẫn Nội dung​

    Trong xã hội ngày nay, để tìm được công việc phù hợp và ổn định không phải là chuyện dễ. Người bình thường tìm việc làm đã khó, người khuyết tật tìm việc làm lại càng khó hơn. Hành lang pháp lý của nhà nước dành cho người khuyết tật tương đối đầy đủ như: chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn, ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, đầu tư kỹ thuật công nghệ, miễn giảm thuế theo qui định cho các cơ sở dạy nghề sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Chính sách ban hành nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Tuy nhiên, số người khuyết tật có được việc làm ổn định hiện nay còn rất thấp. Nguyên nhân là do đâu? Doanh nghiệp có cái nhìn như thế nào về người khuyết tật? Các chính sách nhà nước ban hành có đủ khuyến khích doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc hay không? Nhận thức của các doanh nghiệp về chính sách như thế nào?
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có nhận và không nhận người khuyết tật vào làm việc thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
    Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về thái độ và tuyển dụng, điều tra sơ bộ 4 doanh nghiệp, gặp trực tiếp một số cán bộ Sở Lao đông – Thương binh Xã hội và Hội bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh An Giang từ đó đề ra mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được chọn là nghiên cứu định tính, thu thập số liệu bằng phỏng vấn sâu. Mẫu được lấy thuận tiện, có 30 doanh nghiệp chấp nhận cuộc phỏng vấn. Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0.
    Kết quả nghiên cứu chính thức được phân tích theo các phần chính: nhận thức của doanh nghiệp đối với người khuyết tật, nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật, xu hướng hành vi của các doanh nghiệp và sau cùng tìm hiểu nhận thức của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi của họ.
    Doanh nghiệp cho rằng tạo việc làm cho người khuyết tật là trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, việc thực thi trách nhiệm này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có thêm gánh nặng và làm giảm sức cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận.
    Qua tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp về người khuyết tật có ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp nhưng nhận thức của doanh nghiệp về chính sách pháp luật chỉ ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp trong tương lai.
    Doanh nghiệp nhận thấy người khuyết tật là những người có năng suất làm việc kém hơn người bình thường 30% - 40% nhưng họ vẫn có khả năng lao động. Hành vi sau cùng của doanh nghiệp là quyết định tuyển dụng người khuyết tật nếu họ đáp ứng đủ 3 điều kiện: năng lực, phẩm chất và loại khuyết tật.
    Từ kết quả nghiên cứu về nhận thức của doanh nghiệp đối với chính sách pháp luật đã trả lời được câu hỏi tại sao chính sách pháp luật ban hành đã 12 năm mà vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Các doanh nghiệp nhận thấy chính sách qui định đầy đủ và hợp lý nhưng không được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng nên việc thi hành không đạt hiệu quả. Trong tương lai, 2/3 doanh nghiệp sẽ chấp nhận tuyển dụng người khuyết tật, không nhất thiết cần có sự áp đặt của nhà nước. Nếu nhà nước làm gương trong việc tuyển dụng người khuyết tật và thực thi chính sách.
    Các kết quả cho thấy doanh nghiệp còn phân vân và đắn đo rất nhiều trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Vấn đề về lợi ích của doanh nghiệp vẫn được đặt lên hàng đầu mặc dù doanh nghiệp vẫn nhận trách nhiệm tạo việc làm bình đẳng cho nguồn lao động này. Điều đó cho thấy, có thể tính nhân đạo, nhân văn, tính chấp hành pháp luật xét cho cùng cũng thấp hơn những lợi ích về doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra.
    Nghiên cứu này là kết quả ban đầu về thái độ của doanh nghiệp đối với tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Những thông tin về kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho cộng đồng người khuyết tật ở An Giang, các tổ chức từ thiện, Nhà nước và chủ yếu là các doanh nghiệp Tỉnh An Giang.
     
Đang tải...