Luận Văn Thái độ của cha mẹ đối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài:

    Thế kỉ XXI với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật và công nghệ, màđặc điểm nổi bật là tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự toàn cầu hoá về kinh tế, đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội, sinh hoạt văn hoá và tinh thần. Con người được giải phóng và vai trò cá nhân được đề cao. Trước những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội như vậy, tri thức được xem như là nhân tố nội tại của sự phát triển đất nước.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta đang trong thời kìđẩy mạnh CNH - HĐH đểđi lên với tốc độ nhanh và bền vững theo định hướng XHCN. Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta:"Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tếđể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tếđi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh"[7].
    Trên con đường đi lên CNXH ấy nếu không có tri thức, không có nhân tài thì không thểđưa đất nước vào CNH - HĐH. Vì "Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì quốc gia mạnh" đây là câu danh ngôn được ghi trong tấm bia trước của điện Đại Bái trong khu văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội),năm 1942. Rõ rãng không phải bây giờ mà từ rất sớm ông cha ta đã nhận ra rằng, để phát triển đất nước thì chú trọng phát triển nhân tài làđiều cốt yếu. Vì thế việc chăm lo phát triển bồi dưỡng con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định của công cuộc CNH - HĐH đất nước. Do vậy, giáo dục là phương tiện để phát triển nguồn nhân lực cho xã hội công nghiệp. Đặc biệt là vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ.
    Lao động và việc làm ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề nan giải và nhiều tranh cãi. Việc đào tạo đội ngũ lao động còn nhiều bất cập "thừa thầy, thiếu thợ". Do đó, để làm sao cân đối giữa đào tạo và việc làm là một việc hết sức cần thiết cho một đất nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Đứng trước vấn đề này, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục và hướng nghiệp cho lớp trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để họ chọn những ngành nghề, bậc học sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân để có thểđáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Để làm được điều này thì gia đình hay cụ thể hơn là các bậc làm cha, làm mẹđóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp con học tập và hướng nghiệp cho con cái sao cho phù hợp với khả năng của con vàđiều kiện phát triển xã hội. Người làm cha, làm mẹ cần phải có nhận thức đúng đắn, vàđồng thời phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập của con. Song liệu trên thực tế các bậc cha mẹở ngoại thành Hà Nội đã quan tâm đến vấn đề này hay chưa; khi mà họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và nếu đã quan tâm thì họđã quan tâm như thế nào? Những định hướng cho con họ chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào là chủ yếu?
    Do đó, việc tìm hiểu định hướng bậc học và nghề nghiệp của cha mẹ cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội hiện nay là một vấn đề quan trọng và mang tình cấp thiết trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: "Thái độ của cha mẹđối với việc học của con vàđịnh hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nội." để nghiên cứu viết khóa luận.






    MỤCLỤC
    MỞĐẦU 4

    1. Tính cấp thiết của đề tài: 4
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 5
    3. Ý nghĩa khoa học vàý nghĩa thực tiễn: 9
    3.1. Ý nghĩa khoa học: 9
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 9
    4. Mục tiêu, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: 9
    4.1 Mục đích nghiên cứu: 9
    4.2. Đối tượng nghiên cứu: 10
    4.3. Khách thể nghiên cứu: 10
    4.4. Phạm vi nghiên cứu: 10
    5. Phương pháp nghiên cứu: 10
    5.1. Phương pháp luận: 10
    5.2. Phương pháp nghiên cứu: 11
    5.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến: 11
    5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: 12
    5.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu: 13
    5.2.4. Đặc điểm của mẫu khảo sát: 14
    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết: 15
    6.1. Giả thuyềt nghiên cứu: 15
    6.2. Khung lý thuyết: 16
    CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝLUẬN 17
    1.1. Các lý thuyết có liên quan: 17
    1.1.1. Lý thuyết vai trò: 17
    1.1.2. Lý thuyết trao đổi xã hội: 18
    1.2. Các khái niệm công cụ: 20
    1.2.1. Khái niệm gía trị 20
    1.2.2. Khái niệm định hướng giá trị 20
    1.2.3. Khái niệm thái độ 21
    1.2.4. Khái niệm nghề nghiệp 22
    1.2.5. Khái niệm gia đình. 23
    1.2.6. Khái niệm ngoại thành 23
    CHƯƠNG 2: THÁIĐỘCỦACHAMẸĐỐIVỚIVIỆCHỌCCỦACONVÀĐỊNHHƯỚNGNGHỀNGHIỆPCHOCONỞGIAĐÌNHNGOẠITHÀNH HÀ NỘI 25
    2.1. Điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn khảo sát: 25
    2.2. Kết quả nghiên cứu: 27
    2.2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển lao động việc làm ở Việt Nam: 27
    2.2.2. Thái độ của cha mẹđối với việc học của con 30
    2.2.2.1. Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị học vấn 31
    2.2.2.2. Thái độ của cha mẹđối với việc dựđịnh bậc học cho con 34
    2.2.2.3. Thái độ của cha mẹđối với việc đầu tư về thời gian cho con học 36
    2.2.2.4. Thái độ của cha mẹđối với việc đầu tư về vật chất cho con học 39
    2.2.2.5. Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹđến việc hoc của con: 41
    2.2.3. Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ: 44
    2.2.3.1. Mong muốn, dựđịnh của cha mẹ về nghề cho con: 44
    2.2.3.2. Một số nhân tốảnh hưởng đến việc hướng nghiệp cho con: 49
    2.2.3.3. Những khó khăn gặp phải khi cha mẹđịnh hướng nghề cho con cái: 61
    KẾTLUẬNVÀKHUYẾNNGHỊ 64
    1. Kết luận: 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...