Sách Thái Cực Quyền Toàn Tập

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trung Quốc là cái nôi của nhiều ngành võ thuật, ai cũng biết như thế, người Cao
    học còn biết thêm, dù có nhiều ngành võ thuật đã và đang phát triển mạnh trên đất Trung
    Quốc nhưng tựu trung chỉ có hai nguồn mà thôi.
    Một nguồn võ thuật NGOẠI NHẬP và nguồn NỘI PHÁT.
    - Nguồn ngoại nhập, cổ thời và hiện vẫn bành trướng mạnh mẽ, ai cũng biết đó là
    môn Thiếu Lâm, được du nhập từ năm 520, bởi Tổ sư Thiền-Tông là ngài Đạt-Ma. Cho
    đến nay thời môn Thiếu-Lâm đẻ ra vô số môn võ danh tiếng, như Hồng-gia, Tra-gia,
    Mộc-gia, Đàm-gia, Đường-Lang v.v hễ môn võ nào có đánh tay, đá chân kịch liệt thì
    đều bắt nguồn từ Thiếu-lâm, tức võ công Phật gia vậy.
    - Nguồn nội phát, xưa và nay vẫn có vẻ khiêm nhường hơn, nhưng bao giờ cũng
    âm ỷ, và càng lúc càng tiến mãi lên, lan tràn từ Trung-Quốc ra khắp hoàn cầu, đó là môn
    Thái-Cực-Quyền mà ai ai cũng nghe danh. Người ta được biết Thái-Cực-Quyền là võ
    công của Đạo-gia, mà tục truyền ngàiTrương-Tam-Phong đạo sĩ là Tổ-sư môn phái, với
    nhiều truyền thuyết ly kỳ, ngài mở đạo-đường trên núi Võ-Đang, nên người đời kêu môn
    võ do ngài truyền là Võ-Đang. Trường hợp cũng y hệt như Thiếu-Lâm. Nhưng có lẽ Võ-Đang có nguồn gốc sâu xa hơn, từ đời Lão-Tử hay Trang-Tử . Vì nhiều kinh sách Đạo-gia có ghi rõ vấn đề nầy.
    - Có điều ai cũng biết một cách chắc chắn rằng môn Võ-Đang có ba bài Quyền
    chánh yếu, mỗi bài mang một sắc thái riêng, đủ huấn luyện từng hạng môn-sinh từ thấp
    lên cao. Thậm chí, có người chỉ học thuộc và chuyên luyện một bài cũng thành võ-sư, đủ
    sức lập nghiệp nuôi sống gia đình Nhưng những người Cao-học đều tìm học đủ 3 bài
    để thấu hiểu triết lý của môn phái, và xứng danh là một ông Thầy. Bài sơ cấp là HÌNH-Ý
    QUYỀN, bài kế là BÁT-QUÁI QUYỀN, bài sau hết là THÁI-CỰC QUYỀN.
    Không ai cãi về Hình-Ý, nhưng các cao sư thường có ý kiến về Bát-Quái và Thái-Cực. người thì cho Thái-Cực cao hơn, người thì bảo Bát-Quái cao hơn rốt cuộc chẳng
    đi đến đâu, vì nếu cho hai môn sinh đồng học mỗi người một bài trong thời gian nào đó,
    để cho đấu với nhau thì có khi bên này thắng, có lúc bên kia thắng, nhưng Bát-quái
    thường chiếm ưu tiên nhiều hơn ; nên có đa số người tin Bát-quái cao hơn.
    Nhưng sự thật không phải thế. Bát-quái là bài võ dành để đấu trong môn phái,
    còn bài Thái-cực dùng luyện Khí-lực. Đành rằng bài Thái-cực cũng đấu được, nhưng
    công dụng của nó tính cách siêu thoát hơn trong Đạo-học. Bởi chỗ không rõ cái dụng của
    bài bản nên người đời mới tranh cãi liên miên. Người hiểu rồi an nhiên vui Đạo đâu còn
    tranh chấp gì. Thế mới biết xưa nay võ thuật Đạo-gia người học thì nhiều, mà kẻ hiểu
    chẳng đặng bao nhiêu. Ấy, mới chỉ có một nhánh nhỏ của Đạo mà người đời còn lù mù
    chưa tỏ, thì Đạo Lớn làm sao mở ra cho được. Phải chăng Lão-Tử bảo “Đạo bất khả
    truyền” là chí lý.
    Nay, soạn giả nhân vui tay luyện đủ 3 bài, cũng nhờ phúc-duyên kiếp trước nên
    lãnh hội ít nhiều chỗ cột, chỗ thắt của môn phái, nên nương vào Hình của tiền-bối mà
    diễn giảng cho người đương thời cùng hậu học lấy làm nghiên cứu. Hay dở nhất thời
    chưa thể nghĩ bàn, muốn luận tới ít ra cũng học đôi mươi năm rồi hảy hay. Người trí lự
    học xong một bài cũng đủ làm thầy người khác rồi vậy.
    Sau hết là, cuốn sách này được soạn ra để hoàn tất chương trình từ thấp lên cao
    của môn Võ-Đang. Luyện đủ 3 cuốn thì Thể-chất đến Tinh-thần đều minh mẫn, tráng
    kiện, trường thọ, tưởng chẳng có gì quí hơn. Kỳ dư các bài Kiếm, Đao, Thương, đời
    nay chẳng cần thiết, có luyện cùng không cũng chẳng hề gì. Những bài bản nào khác
    tưởng chỉ làm rườm, làm rối trí học-giả, có học cũng chẳng đi đến đâu. Vì, thiên kinh vạn
    quyển thường chỉ là đồ bày đặt, chẳng phải chánh bổn. việc này đối với học giả Cao-học
    khỏi cần bàn, nhưng hàng Sơ-học nên lưu tâm để khỏi lầm lẫn mất thời giờ.

    Viết tại THÁI KHÔNG ẨN AM, Trung Thu năm Giáp Dần.
    Cư sĩ Giáo sư HÀNG THANH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...