Báo Cáo Thách thức trong điều hành và phối hợp các công cụ chính sách của Ngân hàng nhà nước sau khi Việt Na

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kể từ cuối năm 2006, Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc gia nhập WTO của Việt nam là mốc son quan trọng trên con đường phát triển của mình, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung, và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Có thể nói, đối với ngành ngân hàng, việc gia nhập và thực hiện các cam kết WTO mang lại nhiều thay đổi tích cực theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động.
    Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập WTO có thể đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung, việc điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước nói riêng. Đối với ngành ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực và hiệu quả trong điều hành và thực thi chính sách tiền tệ; đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất tỷ giá trên cơ sở thị trường, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ; áp dụng các thông lệ tốt nhất trong quản trị ngân hàng, các chuẩn mực về thông tin báo cáo tài chính, các tiêu chí trong phòng ngừa rủi ro và an toàn hoạt động ngân hàng. Giữa ngân hàng Nhà nước và các NHTW các nước, các tổ chức tài chính đa phương sẽ có nhiều cơ hội phối hợp chính sách, trao đổi thông tin và hợp tác hành động, qua đó nâng cao sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàngViệt Nam và khả năng đối phó với những biến động của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và nước ngoài.
    Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy các ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...