Luận Văn Thách thức đối với VIệt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời nói đầu: 1
    Phần I : Tổ chức thương mại thế giới và sự gia nhập của Trung Quốc 2
    I/Tính tất yếu của việc hội nhập 2
    1.Khái niệm của việc hội nhập: 2
    2. Lợi ích của việc hội nhập 2
    II/ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 4
    1.Khái niệm về tổ chức WTO: 4
    2.Cơ cấu của tổ chức WTO: 4
    3.Thủ tục khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO 5
    4/ Nền kinh tế của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO: 6
    5/ Những thuận lợi và khó khăn đối với Trung Quốc khi là thành viên của WTO 8
    6/ Những ảnh hưởng đối với quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung khi Trung Quốc gia nhập WTO: 10
    Phần II: Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung quốc gia nhập WTO 12
    I/ Thực trạng về xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây: 12
    II/ Thách thức đối với việc xuất khẩu của Việt Nam: 13
    1.Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và các thị trường thứ ba khác khi Trung Quốc gia nhâp WTO: 13
    a/ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thứ ba: 13
    b/ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc: 15
    2. Thách thức đối một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: 18
    a/ Dệt may 18
    b/ Giầy dép 21
    c/ Thuỷ sản 24
    d/ Rau quả, gạo 25
    Phần III : Một số kiến nghị để đẩy mạnh quá trình xuất khẩu của Việt Nam 27
    I/ Kiến nghị đối với Nhà nước: 27
    II/ Kiến nghị đối với doanh nghiệp: 30
    Kết luận chung 32



    Lời nói đầu

    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi sông liền sông”. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành truyền thống bền vững. Vì thế, mỗi một thay đổi hay biến động trên đất Trung Quốc đều sẽ được truyền đến Việt Nam một cách trực tiếp nhất, nhanh nhất.
    Trong năm 2001, việc Trung Quốc gia nhập WTO được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng đối với nước này. Mặc dù sẽ phải đương đầu với không ít khó khăn và thử thách cũng hết sức nghiệt ngã, nhưng cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh phát triển cũng vô cùng to lớn. Nếu vượt qua được những thách thức, tranh thủ được những cơ hội do việc gia nhập WTO đưa lại, thì chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới.
    Sự kiện này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Trung Quốc. Hơn thế, nó cũng sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế cũng như quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Điều này không chỉ có ảnh hưởng đến quan hệ song phương của hai nước, đến đầu tư nước ngoài mà còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Thách thức đối với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO”.
    Thông qua tìm hiểu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet và sự hướng dẫn tận tình của PGS - TS Nguyễn Duy Bột đã giúp em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tìm hiểu nghiên cứu của nhiều người, nhiều ngành với nhiều thời gian hơn. Do vậy, bài viết của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự chỉ dẫn và góp ý của thầy cô.
    Em xin trân trọng cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...