Luận Văn Thách thức của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước đang pháp triển và những bài học vượt qua thách

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày 7/11/2006 đánh dấu một mốc đáng ghi nhớ trong chặng đường
    phát triển của kinh tế Việt Nam: Việt Nam được công nhận là thành viên
    của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán. Điều đó
    có nghĩa là Việt Nam đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào quá trình
    toàn cầu hoá (TCH) kinh tế, một cuộc chơi mở ra rất nhiều cơ hội, nhưng
    cũng không ít thách thức. Cơ hội mà không biết tận dụng thì cơ hội sẽ
    biến thành thách thức. Thách thức mà biết cách vượt qua thì thách thức sẽ
    biến thành cơ hội. Vậy làm thế nào để nhận biết được các thách thức để
    tìm cách vượt qua và biến chúng thành cơ hội? Để trả lời được câu hỏi
    trên, có thể nghiên cứu một số nước đang phát triển có điều kiện kinh tế
    tương đối giống Việt Nam để rút ra kinh nghiệm cho riêng Việt Nam.
    Gia nhập WTO thực chất là tham gia TCH về kinh tế. Là nước đi sau,
    với thể chế chính trị - kinh tế - xã hội có nhiều điểm tương đồng nhưng
    cũng có điểm khác biệt so với một số nước đang phát triển, vì vậy việc tìm
    hiểu kinh nghiệm của các nước đi trước là hết sức bổ ích đối với Việt
    Nam. Trong việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước đi trước, việc tìm
    hiểu kinh nghiệm vượt qua thách thức của họ là rất cần thiết đối với Việt
    Nam hiện nay. Bởi vì, có rất nhiều người cho rằng, gia nhập WTO, tham
    gia vào TCH kinh tế, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên, gia
    nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đặc
    biệt, so với nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam là nước XHCN,
    nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, cho nên thách thức sẽ
    nhiều hơn khi Việt Nam tham gia vào "sân chơi chung" với bản chất là
    sân chơi của các nước có nền kinh tế thị trường. Vì vậy việc nghiên cứu
    những thách thức của TCH kinh tế đối với các nước đang phát triển, phân
    tích những kinh nghiệm vượt qua các thách thức đó để rút ra bài học cho
    Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Về điều
    này, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại
    2
    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Nắm bắt
    cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là
    vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" [11, tr.67]. Mặt
    khác, trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
    ông cũng đã làm rõ: "gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hội nhập
    kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn vừa phải đối đầu với thách thức không
    nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà
    tùy thuộc vào khả năng vận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là
    sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực
    vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải nhất thành bất
    biến mà luôn vận động, chuyển hóa và và thách thức đối với ngành này
    có thể là cơ hội đối với ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ
    tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo cơ hội mới lớn
    hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội
    sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài rất khó khắc
    phục." [36].
    Thách thức và cơ hội khi tham gia vào TCH kinh tế luôn luôn gắn
    bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án tiến sỹ,
    tác giả không có tham vọng phân tích các cơ hội mà chỉ lựa chọn những
    thách thức khi Việt Nam tham gia vào TCH kinh tế để tìm hiểu, phân tích.
    Vả lại, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cơ hội, bản thân nó cũng dễ được
    nhận biết để tận dụng và khai thác. Còn thách thức, đôi khi người ta phải
    tìm hiểu, phải nghiên cứu, thậm chí phải chỉ rõ ra thì mới nhận thấy.
    Những phân tích trên đây đã thúc đẩy tác giả chọn vấn đề
    "Thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển và bài
    học kinh nghiệm đối với Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của
    mình.
    2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
    2.1. ở ngoài nước
    ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về TCH
    và tác động của TCH, tiêu biểu nhất là "Hiểu về toàn cầu hóa"
    3
    (Understanding Globalization) của Schaeffer, NXB Rowman & Littlefield
    năm 1997; "Những chuyển đổi toàn cầu" (Global Transformation) của
    David Held, & Anthony MCGrew, David Goldblatt & Jonathan Perraton,
    NXB Polity, năm 1999 . Công trình hiện gây tranh cãi nhiều nhất là
    "Toàn cầu hóa và mặt trái của toàn cầu hóa" (Globalization and Its
    Discontent) của Stigliz, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB),
    NXB Cambridge, năm 2001. Gần đây mới xuất hiện một cuốn sách thu
    hút đông đảo các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu về TCH trên thế giới, đó
    là "Chiếc Lexus và cây Oliu, toàn cầu hóa là gì?" của Thomas L.
    Friedman do nhà xuất bản Khoa học Xã hội dịch và xuất bản, năm 2005.
    Bên cạnh đó còn có một số tài liệu nghiên cứu của các nhà kinh tế, các tổ
    chức phi chính phủ như Oxfarm . viết về mặt trái của TCH. Tuy nhiên,
    chưa công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về những thách
    thức của TCH kinh tế đối với các nước đang phát triển để rút ra những bài
    học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
    2.2. ở Việt Nam
    ở trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về TCH và
    những cơ hội như: "Toàn cầu hóa, nghịch lý của Thế giới tư bản chủ
    nghĩa", NXB Thống kê, Hà Nội 2003; "Từ Diễn đàn Siaton, toàn cầu hóa
    và Tổ chức Thương mại Thế giới", Báo cáo nghiên cứu chính sách của
    Ngân hàng thế giới (2002); "Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói",
    NXB Văn hóa Thông tin, năm 2001; "Những vấn đề của toàn cầu hóa
    kinh tế", TS Nguyễn Văn Dân, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm
    2001; "Toàn cầu hóa - quan điểm và thực tiễn", của tác giả Trần Việt
    Phương, NXB Thống kê - Hà Nội năm 1999; "Toàn cầu hóa kinh tế Cơ
    hội và thách thức với các nước đang phát triển", của tác giả Đường Vinh
    Sường, NXB thế giới, năm 2004; "Toàn cầu hóa các cuộc phản kháng-
    Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002" NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
    năm 2000, v.v . và các bài viết, tài liệu nghiên cứu của các nhà kinh tế
    của Viện Nghiên cứu Chính trị Thế giới, Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế
    Trung ương . Tuy nhiên, các tài liệu trên đây hoặc chỉ nghiên cứu chung
    4
    về TCH, hoặc chỉ phân tích về cơ hội và thách thức nói chung của TCH,
    hoặc mặt trái của TCH trong các vấn đề về môi trường, về xã hội, về an
    ninh lương thực đối với các nước đang phát triển. Cũng đã có những bài
    viết khác về TCH nhưng chú trọng chuyên sâu dưới góc độ an ninh chính
    trị hay các vấn đề liên quan đến đói nghèo và việc làm. Những thách thức
    của TCH kinh tế đối với các nước đang phát triển chưa được nghiên cứu
    một cách toàn diện mà mới chỉ có các nghiên cứu nhỏ lẻ, hoặc chỉ phân
    tích từng nước cụ thể mà chưa có một nghiên cứu đầy đủ về vấn đề TCH
    đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là rút ra các bài học kinh
    nghiệm trong việc vượt qua thách thức đối với Việt Nam. Đây là luận án
    tiến sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về TCH kinh tế cũng như
    phân tích những thách thức cụ thể của TCH kinh tế đối với các nước đang
    phát triển, luận án phân tích để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
    Nam trong việc vượt qua những thách thức khi tham gia vào TCH kinh tế
    và gia nhập WTO.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ sau đây:
    ã Hệ thống hóa những lý thuyết chủ yếu liên quan đến TCH kinh
    tế;
    ã Làm rõ những vấn đề lý luận về TCH kinh tế như khái niệm, nội
    dung và đặc điểm của TCH kinh tế;
    ã Phân tích để làm rõ đặc điểm của nước đang phát triển với ý
    nghĩa là một trong số 4 nhóm nước tham gia vào TCH kinh tế, từ đó, nêu
    bật những thách thức của TCH kinh tế;
    ã Phân tích thực tiễn tham gia quá trình TCH kinh tế của một số
    nước đang phát triển, nêu bật những thách thức cụ thể mà những nước
    này đã phải đối mặt và đã vượt qua và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
    Nam
    5
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
    của TCH kinh tế (các khái niệm, các lý thuyết về TCH kinh tế và nội dung
    của TCH kinh tế .) và những thách thức của TCH kinh tế mà các nước
    đang phát triển phải đối mặt. Đối tượng của luận án còn bao gồm cả
    những quy định của WTO và các Hiệp định đa biên của WTO. Khi
    nghiên cứu các hiệp định này, trọng tâm phân tích của luận án là làm rõ
    những thách thức mà chính bản thân những tổ chức này đặt ra đối với các
    nước đang phát triển với ý nghĩa là những ràng buộc, những cam kết giữa
    các nước với nhau khi tham gia vào TCH kinh tế. Đối tượng nghiên cứu
    của luận án còn bao gồm những số liệu về tình hình kinh tế và hội nhập
    KTQT của các nước đang phát triển và của Việt Nam
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt nội dung: Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ Kinh tế,
    luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ ở TCH về kinh tế, với 3 nội dung
    chủ yếu là TCH thương mại, TCH đầu tư và toàn cầu hóa tài chính. Bởi vì
    các lĩnh vực này rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu tiếp tục được giới hạn ở
    chỗ: đối với TCH thương mại, luận án chỉ nghiên cứu lĩnh vực thương mại
    hàng hoá, đối với TCH đầu tư, luận án chỉ nghiên cứu lĩnh vực đầu tư trực
    tiếp nước ngoài, đối với TCH tài chính, luận án chỉ nghiên cứu lĩnh vực
    ngân hàng. Khi phân tích TCH trong những lĩnh vực này, luận án chỉ đề
    cập những vấn đề chung mà không đi sâu phân tích từng nhóm hàng hoá
    cụ thể.
    - Về mặt thời gian: Từ đầu thập kỷ 90 đến nay
    - Về nhóm các nước đang phát triển mà luận án nghiên cứu: Trung
    Quốc, ấn Độ và một số nước Đông Nam á như Thái Lan, Indonesia và
    Malaysia.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa Mác Lê-Nin về
    duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng và Nhà
    6
    nước ta về TCH và hội nhập Kinh tế quốc tế (KTQT), về phát triển kinh tế
    đất nước cũng được tác giả đặc biệt quán triệt. Tác giả cũng dựa vào các
    luận thuyết kinh tế chủ yếu làm cơ sở lý luận khi phân tích những vấn đề
    chung nhất về TCH kinh tế. Khi phân tích TCH kinh tế trong lĩnh vực
    thương mại hàng hóa, tác giả chọn cách tiếp cận phân tích theo các ngành
    công, nông nghiệp. Do một số vấn đề phân tích chưa có lý thuyết để
    chứng minh, tác giả sẽ phân tích dựa trên việc khái quát các nghiên cứu
    tình huống.
    Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp
    như phân tích, thống kê, tổng hợp, luận giải, đặc biệt là phương pháp so
    sánh và phương pháp diễn giải quy nạp.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Là luận án tiến sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
    những vấn đề về thách thức của TCH kinh tế đối với các nước đang phát
    triển, trong đó có Việt Nam. Để nêu bật được thách thức của TCH kinh tế,
    luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về TCH và TCH kinh tế.
    Luận án cũng đã đưa ra được khái niệm của riêng tác giả về TCH kinh tế.
    - Đã phân tích thực tiễn tham gia vào quá trình TCH kinh tế và hội
    nhập KTQT của một số nước đang phát triển để nêu bật những thách thức
    mà họ phải đối mặt, đặc biệt là những kinh nghiệm mà họ đã vượt qua
    thách thức đó.
    - Đã làm rõ những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi Việt
    Nam phải đối mặt và vượt qua thách thức thời kỳ hậu gia nhập WTO và
    tham gia vào TCH kinh tế.
    7. Bố cục của luận án
    Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận án gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về TCH kinh tế và thách thức của TCH kinh
    tế đối với các nước đang phát triển.
    Chương 2. Những thách thức cụ thể của TCH kinh tế đối với các nước
    đang phát triển - Nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc, ấn Độ và một
    7
    số nước ở Đông Nam á.
    Chương 3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...