Tiến Sĩ Thạch luận granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan và triển vọng khoáng sản liên quan

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Thạch luận granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan và triển vọng khoáng sản liên quan


    Mục lục
    BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮVIẾT TẮT .iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH VẼ .vii
    DANH MỤC ẢNH ix
    MỞ ĐẦU 1
    Tính cấp thiết 1
    Phạmvi và đối tượng nghiên cứu: 2
    Mục tiêu nghiên cứu: 3
    Nội dung nghiên cứu chính: .3
    Các luận điểm bảo vệ: 3
    Các điểm mới của luận án: .4
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: .5
    Cơsởtài liệu của luận án: 5
    Cấu trúc của luận án: 6
    Lời cảm ơn: .6
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀKHU VỰC NGHIÊN CỨU .8
    1.1. Khái quát về đặc điểm cấu trúc địa chất khối nâng Phan Si Pan .8
    1.2. Tình hình nghiên cứu vềhoạt động magma khối nâng Phan Si Pan và khoáng sản liên
    quan 10
    1.2.1. Các hoạt động magma: 10
    1.2.2. Khoáng sản: 16
    1.3. Cơsởphân chia hoạt động magma granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan 18
    Chương 2. CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Cơsởlý thuyết .19
    2.1.1. Hệthống phân loại các đá granitoid theo nguồn gốc: 19
    2.1.1.1. Phân loại granitoid theo các kiểu I, S, A và M 19
    2.1.1.2. Phân loại granit theo vịtrí kiến tạo 21
    2.1.2. Lý thuyết plume manti và các tỉnh magma lớn (LIP) .22
    2.1.2.1. Lý thuyết plume manti .22
    2.1.2.2. Tỉnh magma lớn .24
    2.1.3. Hoạt động magma liên quan đến đới trượt Sông Hồng 26
    2.1.4. Lý thuyết vềhệmagma - quặng và các hệmagma - quặng nhiệt dịch: 27
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1. Phương pháp luận chủ đạo .30
    2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu .30
    2.2.2.1. Tổng hợp và xửlý tài liệu 31
    2.2.2.2. Các lộtrình khảo sát địa chất chi tiết: .31
    ii
    2.2.2.3. Phương pháp phân tích thạchhọc dưới kính hiển vi phân cực 31
    2.2.2.4. Phương pháp phân tích khoáng tướng .31
    2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật 31
    2.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu thạch địa hoá: 31
    2.2.2.7. Phương pháp định tuổi tuyệt đối LA-ICP-MS U – Pb trên zircon 32
    2.2.2.8. Phương pháp nghiên cứu mối liên quan quặng hóa với thành tạo magma 33
    2.2.2.9. Xửlý kết quảphân tích: 33
    Chương 3. THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ GRANITOID PERMI .34
    3.1. Đặc điểm địa chất 34
    3.1.1. Tổhợp granosyenit - granit arfvedsonit-aegirin kiểu Mường Hum .34
    3.1.2. Tổhợp syenit-granosyenit-granit riebeckit – aegirin Phu Sa Phìn .37
    3.1.3. Tổhợp granosyenit - granit biotit – amphibol Phan Si Pan .39
    3.2. Đặc điểm thạch học-khoáng vật 42
    3.2.1. Granitoid Mường Hum: 42
    3.2.2. Granitoid kiểu Phu Sa Phìn: .51
    3.2.3. Granitoid Phan Si Pan: .52
    3.3. Đặc điểm địa hóa .55
    3.3.1. Granitoid Mường Hum .55
    3.3.2. Granitoid kiểu Phu Sa Phìn 57
    3.3.3. Granitoid kiểu Phan Si Pan .58
    3.4. Tuổi thành tạo 71
    3.4.1. Granitoid Mường Hum .71
    3.4.2. Granit kiềmPhu Sa Phìn 72
    3.4.3. Granitoid Phan Si Pan 73
    3.5. Nguồn gốc, điều kiện thành tạo và bối cảnh địa động lực 83
    3.5.1. Quá trình kết tinh phân dị .83
    3.5.2. Nguồn magma của granitoid Permi 84
    3.5.2. Bối cảnh địa động lực .89
    Nhận định chung chương 3: .93
    Chương 4. THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ GRANITOID KAINOZOI .94
    4.1. Đặc điểm địa chất 94
    4.2. Đặc điểm thạch học-khoáng vật 98
    Ghi chú các ký hiệu trên ảnh lát mỏng: Pl-Plagioclas; K-Fls – Feldspar kali; Qtz - Thạch
    anh; Bi – Biotit .101
    4.3. Đặc điểm địa hóa .102
    4.4. Tuổi thành tạo 109
    4.5. Nguồn gốc và bối cảnh địa động lực .117
    4.5.1. Tuổi Kainozoi và thành phần đá của phức hệYê Yên Sun 117
    4.5.2. Nguồn magma của granit Kainozoi Yê Yên Sun .118
    4.5.3. Mối liên quan vềkhông gian và thời gian với đới trượt Sông Hồng 121
    Nhận định chung chương 4: .123
    iii
    Chương 5. TRIỂN VỌNG QUẶNG HÓA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HOẠT ĐỘNG
    MAGMA GRANITOID PHANEROZOI KHỐI NÂNG PHAN SI PAN 125
    5.1. Quặng Mo đa kim (Cu-Au-W) .128
    5.1.1. Biểu hiện quặng hóa Mo-(Cu-Au): .129
    5.1.1.1. Biểu hiện khoáng hóa Mo-(Cu-Au) Ô Quy Hồ .130
    5.1.1.2. Biểu hiện quặng hóa Suối Lạnh (Bản Khoang): 131
    5.1.2. Một số đặc điểmkhoáng vật, địa hóa và đồng vị: 133
    5.1.3. Mối liên quan với hoạt động magma và triển vọng khoáng sản: 135
    5.2. Quặng đất hiếm .137
    5.2.1. Quặng đất hiếmtrong mỏ đồng Sin Quyền 137
    5.2.1.1. Sơlược về đặc điểm địa chất và quặng hóa 137
    5.2.1.2. Đặc điểmkhoáng vật và các đặc trưng về địa hóa quặng 139
    5.2.1.3. Mối liên quan của REE với hoạt động magma và triển vọng khoáng sản .142
    5.2.2. Đất hiếmvà phóng xạ(TR-U-Ba): .144
    Nhận định chung chương 5: .148
    KẾT LUẬN .149
    Danh mục những côngtrình đã công bốliên quan đến luận án của tác giả: 151
    I. Các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến luận án: 151
    II. Sách chuyên khảo liên quan đến luận án .151
    III. Tuyển tập Hội nghị, hội thảo liên quan đến luận án .151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết
    Khối nâng Phan Si Pan (PSP) ởTây Bắc Việt Nam (TBVN) là một cấu trúc địa
    chất dạng tuyến kéo dài theo phương tây bắc-đông nam khoảng 300km (trên lãnh thổ
    Việt Nam), phía đông bắc được ngăn cách với đới trượt cắt Sông Hồng bởi đứt gãy
    Sông Hồng, phía tây nam tiếp giáp với hệrift nội lục Paleozoi muộn-Mesozoi sớm
    Sông Đà-Tú Lệ(theo Trần Văn Trịvà Trần Trọng Hòa [Trần Văn Trị, VũKhúc (chủ
    biên), 2009]). Lịch sửhình thành và tiến hóa của khối nâng Phan Si Pan gắn liền với
    lịch sửhình thành và tiến hóa rìa tây nam của khối Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa
    (hoặc địa khu liên hợp Việt-Trung theo [Trần Văn Trị, VũKhúc (chủbiên), 2009]).
    Theo các quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu, lãnh thổTBVN thuộc vềrìa tây
    nam của khối Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa ởphía bắc và được ngăn cách với địa
    khối Indosini ởphía nam bởi đới khâu Sông Mã. Trong lịch sửtiến hóa địa động
    Phanerozoi của TBVN có 3 sựkiện nổi bật: (i) Sựgắn kết địa khối Indosini với địa
    khối Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa vào Paleozoi muộn-Mesozoi sớm (257-242 tr.n);
    (ii) sựhình thành hệrift Sông Đà – Tú Lệvào Permi-Trias và (iii) hoạt động dịch trượt
    dọc theo đới đứt gãy Sông Hồng do ảnh hưởng của sựva chạm Ấn Độ- Âu Á xảy ra
    trong Kainozoi.
    Hoạt động magma trong khối nâng Phan Si Pan rất đa dạng. Phổbiến các thành
    tạo xâm nhập có thành phần từtrung tính đến axit loạt kiềm vôi và á kiềm (chiếm tới
    54% diện tích của cảkhối nâng Phan Si Pan). Các thành tạo này có tuổi rất cách biệt
    nhau: từtiền Cambri đến Kainozoi sớm (K2-E). Các xâm nhập granitoid tiền Cambri
    có thành phần khá phức tạp với các tổhợp: Diorit - granodiorit (tonalit-plagiogranit)
    kiểu Ca Vịnh (AR); Granit biotit và granit sáng màu cao kali kiểu Xóm Giấu (PR1-2);
    Diorit-granodiorit-granit biotit-amphibol kiểu Pò Sen (PR3). Các xâm nhập thành phần
    axit Phanerozoi bao gồm granit kiềm kiểu Mường Hum, granitoid á kiềm và kiềm kiểu
    Phu Sa Phìn và granit biotit (+amphibol) cao kiềm và granit sáng màu loạt kiềm vôi
    cao kali Yê Yên Sun mà trong các nghiên cứu trước đây được xếp vào các phức hệcó
    tuổi khác nhau.
    2
    Đã xuất hiện nhiều tài liệu nghiên cứu mới cho thấy hoạt động magma granitoid
    trên khối nâng Phan Si Pan khá phức tạp và thuộc các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là
    các thành tạo granitoid Phanerozoi. Nhưvậy, việc xác lập các giai đoạn hoạt động
    magma Phanerozoi với các tổhợp đá khác nhau trên cơsởcác nghiên cứu mới về
    thành phần vật chất và tuổi thành tạo của chúng là điều cần thiết. Đồng thời, trên cơsở
    xác định rõ bản chất của các hoạt động magma Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan sẽ
    làm sáng tỏlịch sử địa động lực khu vực cũng nhưsinh khoáng nội sinh liên quan.
    Mặt khác, trong phạm vi khối nâng Phan Si Pan có nhiều biểu hiện khoáng sản
    Cu, Mo, Au, TR, với một loạt các mỏvà điểm quặng có giá trịkinh tếnhưSin
    Quyền, Làng Phát, TảPhời, Minh Lương, Bản Khoang . Tuy nhiên, mối liên quan về
    nguồn gốc của các biểu hiện quặng hóa Cu-Au-(TR) kiểu Sin Quyền, Mo-(Cu-Au)
    kiểu Ô Quý Hồ- Bản Khoang, đất hiếm và có thểcảkim loại hiếm với các hoạt động
    magma trên khối nâng Phan Si Pan vẫn còn những ý kiến khác nhau. Đây là những
    kiểu quặng hóa có giá trịcần được đánh giá triển vọng trên lãnh thổTBVN trong mối
    liên quan với các tiền đề đã được xác lập dọc theo hành lang của đới trượt ép Ailao
    Shan – Sông Hồng (trên lãnh thổTrung Quốc). Điều này có ý nghĩa khoa học và thực
    tiễn quan trọng trong việc xác lập các hệmagma – quặng có triển vọng vềMo-(CuAu), TR và các kim loại khác trên lãnh thổTBVN nhằm định hướng tích cực cho công
    tác điều tra (tìm kiếm – thăm dò) khoáng sản.
    2. Phạm vivà đối tượng nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu:
    + Granit kiềm phức hệMường Hum (Permi - Trias?);
    + Granitoid phức hệPhu Sa Phin (Permi – Trias ?);
    + Granitoid phức hệYê Yên Sun (Kainozoi).
    + Một sốbiểu hiện quặng hóa đặc trưng như: Mo (Cu-Au) mỏBản Khoang,
    điểm quặng Ô Quý Hồ, TR Mường Hum và các biểu hiện khoáng sản khác (đất hiếm
    trong các mỏ đồng, .).
    - Phạm vi nghiên cứu: khối nâng Phan Si Pan theo ranh giới với các cấu trúc
    kềcận trên các bản đồ địa chất mới xuất bản nhưbản đồ địa chất Việt Nam tỷlệ1 :
    3
    500.000 (1989), bản đồ địa chất tỷlệ1: 200.000 tờLào Cai – Kim Bình chỉnh biên
    năm 2005, cũng nhưtheo các quan niệm của các nhà nghiên cứu trong những năm gần
    đây [Trần Văn TrịvàVũKhúc (chủbiên), 2009]. Đó là ranh giới với đới trượt Sông
    Hồng ởphía đông bắc và hệrift nội lục Sông Đà – Tú Lệ ởphía tây nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Phân chia các kiểu granitoid trên khối nâng PSP theo thành phần vật chất và
    giai đoạn thành tạo.
    - Làmsáng tỏnguồn gốc, điều kiện thành tạo và bối cảnh địa động lực mà
    trong đó các granitoid này được hình thành.
    - Làm sáng tỏmối liên quan giữa các kiểu quặng hóa với hoạt động magma
    granitoid Phanerozoi khối nâng PSP.
    4. Nội dungnghiên cứu chính:
    - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, cấu tạo địa chất của các khối granitoid khối
    nâng Phan Si Pan trên cơsởtổng hợp các tài liệu đã có và nghiên cứu bổ
    sung của NCS.
    - Nghiên cứu chi tiết vềcác đặc điểm khoáng vật, địa hóa và đồng vịcủa
    granitoid.
    - Nghiên cứu các vấn đềvềnguồn gốc, điều kiện thành tạo và bối cảnh địa
    động lực của các granitoid.
    - Nghiên cứu các đặc điểm cơbản của các biểu hiện quặng hóa, trong đó
    trọng tâm là đặc điểm khoáng vật học và địa hóa-đồng vịquặng.
    - Nghiên cứu một sốvấn đềvề điều kiện hình thành quặng hóa, mối liên quan
    với hoạt động magma granitoid khối nâng Phan Si Pan và đánh giá triển
    vọng của chúng.
    5. Các luận điểm bảo vệ:
    Luận điểm 1: Các tổhợp granosyenit - granitarfvedsonit-aegirin Mường Hum;
    syenit – granosyenit - granit riebeckit-aegirin Phu Sa Phìn và granosyenit -
    granit biotit-amphibol Phan Si Pan thành tạo trong khoảng thời gian từ260-250
    4
    tr.n đặc trưng cho kiểu A granit và có nguồn gốc từmagma manti giàu với sự
    tham gia của vật chất vỏvà được hình thành dưới ảnh hưởng của plume manti.
    Luận điểm 2: Granitoid Eocen muộn-Oligocen sớm (35-30 tr.n) bao gồm
    granit biotit, granit sáng màu và granit porphyr Yê Yên Sun mang các đặc trưng
    địa hóa hỗn hợp của granit kiểu I và kiểu S, được hình thành từmagma do nóng
    chảy vỏdưới và liên quan đến hoạt động dịch trượt của đới Sông Hồng trong
    Kainozoi.
    Luận điểm 3: Liên quan với hoạt động magma granitoidPermi có các biểu
    hiện quặng hóa đất hiếm và phóng xạ, với granitoid Kainozoi có các biểu hiện
    quặng hóa Mo-(Cu-Au) porphyr là những loại hình khoáng sản có triển vọng
    trong khối nâng Phan Si Pan.
    6. Các điểm mới của luận án:
    - Lần đầu tiên xác lập được đầy đủcơsở(thành phần vật chất và tuổi thành
    tạo) phân chia trên khối nâng Phan Si Pan hai giai đoạn hoạt động magma
    granitoid Permi và Eocen muộn-Oligocen sớm.
    - Lần đầu tiên xác lập được một cách tương đối đầy đủcác nét đặc trưng
    chung, riêng và đặc thù của các tổhợp granitoid Permi và Kainozoi trên
    khối nâng Phan Si Pan, góp thêm các cơsởmới cho việc luận giải lịch sử
    kiến tạo-địa động lực khu vực Tây Bắc Việt Nam, cá biệt đó là các sựkiện
    địa chất quan trọng nhưhoạt động magma nội mảng Permi liên quan đến
    plume manti và hoạt động magma Kainozoi liên quan đến sựhình thành và
    tiến hóa đới trượt Sông Hồng.
    - Bước đầu làm sáng tỏmối liên quan giữa các biểu hiện quặng hóa đất hiếm
    trong các tụkhoáng Cu-Fe-Au với hoạt động magma granitoid kiềm
    Phanerozoi (có thểPermi hoặc Kainozoi) và làm sáng tỏtriển vọng quặng
    hóa Mo-(Cu-Au) porphyr với hoạt động magma granitoid Kainozoi
    (kiểu/phức hệYê Yên Sun) trên khối nâng Phan Si Pan.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1]. Nguyễn Ngọc Anh (1983), Báo cáo địa chất thăm dò mỏ đất hiếm phóng xạBắc Nậm
    Xe - Lai Châu, Lưu trữ địa chất Hà Nội.
    [2]. Trần Tuấn Anh, Phạm ThịDung, Trần Trọng Hòa, Bùi Ấn Niên, Trần Quốc Hùng,
    Ngô ThịPhượng, Phan Lưu Anh, Phạm Ngọc Cẩn, VũHoàng Ly, Trần Văn Hiếu,
    Trần Hồng Lam, Hoàng Việt Hằng, VũThịThương, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Văn
    Học, Nguyễn Trung Chí, Hoàng Văn Khoa, Gaskov I.V, Nevolko P.A (2010),
    BCTK đềtài: Nghiên cứu thành phần đi kèm trong các kiểu tụkhoáng kim loại cơ
    bản và kim loại quý hiếm có triển vọng ởmiền bắc Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
    quảkhai thác chếbiến khoáng sản và bảo vệmôi trường,Mã sốKC08.24/06-10,
    Lưu trữViện Địa chất, Hà Nội.
    [3]. Bản đồ địa chất Việt Nam tỷlệ1: 500.000 (1989).
    [4]. Bản đồ địa chất nhómtờMường Hum, tỷlệ1: 50.000 (2002).
    [5]. Nguyễn Trung Chí-chủbiên (2004), BCTK Nghiên cứu thạch luận và sinh khoáng các
    thành tạo magma kiềm MBVN, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội.
    [6]. Nguyễn Trung Chí-chủbiên (2011), Báo cáo đềtài: Nghiên cứu các khoáng vật chứa
    kim loại hiếm trong các thành tạo magma kiềm khu vực Mường Hum, Lào Cai và
    đánh giá tiềm năng của chúng, mã sốQG09.21, Đại học KHTN, Hà Nội.
    [7]. Nguyễn Quốc Cường, Antoni K. Tokarski, Anna Swierczewska, Witold Zuchiewicz,
    Nguyễn Trọng Yêm (2009), Kiến tạo đới đứt gãy Sông Hồng thời kỳ ĐệTam muộn
    trên cơsởnghiên cứu đá trầm tích, Tuyển tập kỷniệm 10 năm hợp tác Việt Nam-Ba
    Lan: “Địa động lực Kainozoi miền bắc Việt Nam”, trang 50-87, NXB Khoa học Tự
    nhiên và Công nghệ.
    [8]. Đinh Văn Diễn-chủbiên (1976), Báo cáo những đặc điểm vềsựphân bốvà thành
    phần vật chất quặng đất hiếm phóng xạmỏNậm Xe và triển vọng của chúng ởvùng
    Tây Hoàng Liên Sơn, Lưu trữ địa chất, No U.28, Hà Nội.
    [9]. Đinh Văn Diễn, Bùi Xuân Ánh, Đinh Thanh Bình (2005), Đặc điểm quặng hóa đồng
    porphyr khu vực TảPhời, Lào Cai, Tuyển tập báo cáo hội nghịkhoa học 60 năm
    địa chất Việt Nam, trang 610-621, Hà Nội.
    [10]. Dovjikov-chủbiên (1965), Địa chất miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹthuật,
    576 trang.
    [11]. Phạm ThịDung, Trần Trọng Hòa, Trần Tuấn Anh, Ngô ThịPhượng, Nguyễn Viết Ý,
    Hoàng Việt Hằng, VũThịThương, VũHoàng Ly (2011), Đặc điểm hình thái và
    thành phần hóa học của zircon trong granitoid khối nâng Phan Si Pan: ý nghĩa của
    chúng trong việc xác định nguồn gốc đá và lựa chọn cho phân tích đồng vị. Tạp chí
    Các khoa học vềTrái Đất, T.33, 3ĐB, tr.423-435.
    [12]. Phạm ThịDung, Trần Trọng Hòa, Trần Tuấn Anh, Trần Văn Hiếu, VũHoàng Ly, Lan
    Ching-Ying, Tadashi Usuki (2012), Tài liệu mới vềphức hệgranitoid Yê Yên Sun
    trên khối nâng Phan Si Pan, Tạp chí Các khoa học vềTrái Đất, T.34(3), tr 193-204.
    [13]. Trần MỹDũng, Liu Junlai, Nguyễn Quang Luật, Đào Thái Bắc (2009), Tuổi đồng vị
    Re-Os của Molybdenit ở đới khoáng hoá Molybden Ô Quy Hồ- Bản Khoang và ý
    nghĩa địa chất, Tạp chí Địa chất, số7-8/2009.
    [14]. Trần MỹDũng, Liu Junlai, Nguyễn Quang Luật (2010), Hoạt động magma cao kali
    Kainozoi và sinh khoáng Cu-Mo-Au đới tạo khoáng Jinping-Fan Si Pan, Tuyển tập
    báo cáo Hội nghịkhoa học lần thứ19- Quyển 3: Địa chất-khoáng sản, Đại học Mỏ-ĐC, Hà Nội.
    154
    [15]. TạViệt Dũng-chủbiên (1979), Báo cáo thăm dò tỷmỷkhoáng sàng đồng Sinh Quyền,
    Lào Cai, Lưu trữTrung tâm TTTL Địa chất, Hà Nội.
    [16]. Phạm VũDương-chủbiên (1986), Đánh giá triển vọng quặng phóng xạdải Thanh
    Sơn - Tú Lệ- Phong Thổ, Lưu trữ địa chất, No U.366, Hà Nội.
    [17]. Nguyễn Đắc Đồng-chủbiên (1992), Báo cáo kết quảtìm kiếm và tìm kiếm đánh giá
    quặng đất hiếm – fluorit - barit khu vực mỏ Đông Pao - Phong Thổ- Lai Châu, Lưu
    trữ địa chất, U56, Hà Nội.
    [18]. Nguyễn Đắc Đồng-chủbiên (1997), Báo cáo kết thúc đềán tìm kiếm đất hiếm nặng và
    khoáng sản đi kèm TBVN, Trung tâm Lưu trữ địa chất, Hà Nội.
    [19]. Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Đắc Đồng, Nguyễn Quang Hưng, Trần Thanh Hải,
    Đặng Trần Huyên, Phạm Nguyên Phương (2003), Những phát hiện mới và đặc
    điểm của các trầmtích phun trào ởvùng Trạm Tấu đới Tú Lệ, tỉnh Yên Bái, Địa
    chất và Khoáng sản, 8, 93-104, Viện Nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, Hà Nội.
    [20]. Nguyễn ThứGiáo và nnk (1994), Báo cáo “Xác lập tiền đề địa chất, địa hóa và
    khoáng sản của các đá xâm nhập và phun trào đới Tú Lệ”, Lưu trữ Địa chất, Hà
    Nội.
    [21]. Phạm Trung Hiếu, Fukun Chen, Lê Thanh Mẽ, VũLê Tú, Nguyễn ThịBích Thủy
    (2009), Tuổi đồng vịU-Pb Zircon trong granit phức hệYê Yên Sun Tây Bắc Việt
    Nam và ý nghĩa của nó, Tạp chí Các khoa học vềTrái Đất, Số31 (1), tr 23-29.
    [22]. Phạm Trung Hiếu (2010), Tuổi thành tạo của khoáng hóa molipden Ô Quy Hồ, Tây
    Bắc Việt Nam và ý nghĩa địa chất, Tạp chí Các khoa học vềtrái đất, số 32(2),
    tr.151-155.
    [23]. Trần Trọng Hòa, Nguyễn Trọng Yêm, Hoàng Hữu Thành, Ngô ThịPhượng, VũVăn
    Vấn, Trần Quốc Hùng, Bùi Ấn Niên, Hoàng Việt Hằng, G.V. Polyakov, P.A.
    Balykin, L.I. Panina, Trần Tuấn Anh (1996),Một sốkết quảnghiên cứu mới vềcác
    đá cao magie- kiềm tây bắc Việt Nam, Tạp chí Các Khoa học vềTrái Đất, 18(3),
    tr.159-170.
    [24]. Trần Trọng Hòa, Hoàng Hữu Thành, Ngô ThịPhượng, Trần Tuấn Anh, Hoàng Việt
    Hằng (1999),Các đá magma kiềm kali Tây Bắc Việt Nam, biểu hiện tách giãn nội
    mảng Paleogen muộn, Tạp chí Địa chất, Loạt A, số250, 1-2, tr. 7-14.
    [25]. Trần Trọng Hòa, Phan Lưu Anh, Ngô ThịPhượng, Nguyễn Văn Thế(2000),Granitoid
    Kainozoi đới Sông Hồng, Tạp chí Các Khoa học vềTrái đất, 22(4), tr. 306-318.
    [26]. Trần Trọng Hòa-Chủbiên (2005),Hoạt động magma nội mảng lãnh thổViệt Nam và
    khoáng sản liên quan, Báo cáo tổng kết đềtài Hợp tác Việt – Nga theo Nghị định
    thư(2002-2004),Lưu trữTrung tâm TT KHCN QG, Hà Nội, 333 tr.
    [27]. Trần Trọng Hòa, A.S. Borisenko, Ngô ThịPhượng, A.E. Izokh, Trần Tuấn Anh,
    Hoàng Hữu Thành, VũVăn Vấn, Bùi Ấn Niên, Hoàng Việt Hằng, Trần Hồng Lam
    (2006),Nghiên cứu xác lập các kiểu mỏvàng mới (Au-Sb-Hg) liên quan tới hoạt
    động magma miền Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đềtài Hợp tác Quốc tếdo Viện
    KHCNVN tài trợ(2005-2006), Lưu trữviện Địa chất, 51 tr.
    [28]. Trần Trọng Hòa (2007), Hoạt động magma nội mảng MBVN và sinh khoáng liên
    quan, Tóm tắt luận án TSKH. Novosibirsk, 32 tr. (tiếng Nga).
    [29]. Trần Trọng Hòa-chủbiên (2009), Nghiên cứu nguồn gốc, điều kiện thành tạo một số
    hệmagma-quặng có triển vọng vềPt, Au, Ti-V ởViệt Nam, Báo cáo tổng kết đềtài
    Nghị định thư, Lưu trữtại Cục thông tin khoa học và công nghệ.
    [30]. Trần Trọng Hòa, Trần Tuấn Anh, Ngô ThịPhượng, Phạm ThịDung, Polyakov G.V.,
    Borisenko A.S., Izokh A.E., Balykin P.A. (2011), Hoạt động magma và sinh
    khoáng nội mảng miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học Tựnhiên và Công Nghệ,
    368tr.
     
Đang tải...