Thạc Sĩ Thạch lam với tự lực văn đoàn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thạch lam với tự lực văn đoàn


    MỤC LỤC

    phần mở đầu 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích yêu cầu 3
    3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
    3.1. Về Tự lực văn đoàn 5
    3.2. Về Thạch Lam 20
    4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 34
    4.1. Đối tượng 34
    4.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    4.3. Phạm vi nghiên cứu: 35
    5- Đóng góp mới của luận án. 35
    6. Kết cấu của luận án 36
    Phần nội dung 38
    Chương 1: Tự lực văn đoàn - Một tổ chức văn học và “Mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 38
    1. Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến Tự lực văn đoàn 38
    1.1 Giai đoạn 1900 - 1930 38
    1.2. Giai đoạn 1930-1945. 41
    2. Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có sứ mệnh lịch sử to lớn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 47
    2.1. Nhìn chung về hoạt động của Tự lực văn đoàn 47
    2.2. Sứ mệnh lịch sử to lớn của Tự lực văn đoàn trên tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. 53
    3. Tự lực văn đoàn - “ mảnh đất ươm” tài năng Thạch Lam 63
    3.1. Các yếu tố Quê hương, gia đình, dòng họ Nguyễn Tường và các vùng đất có quan hệ gắn bó máu thịt, ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều thành viên Tự lực văn đoàn trong đó có Thạch Lam. 64
    3.2. Tự lực văn đoàn là môi trường sống, là "trường" hoạt động của Thạch Lam. 67
    Chương 2: Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn và các khuynh hướng truyện ngắn khác. 73
    1. Quan niệm chung về truyện ngắn và sơ lược vài nétvề truyện ngắn Tự lực văn đoàn 73
    1.1.Quan niệm chung 73
    1.2. Vài nét về truyện ngắn Tự lực văn đoàn trong tiến trình truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 74
    2. Truyện ngắn Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn. 76
    2.1. Vài nét về quá trình sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam. 76
    2.2. Truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn của các thành viên trong Tự lực văn đoàn. 78
    3. Truyện ngắn Thạch Lam với các khuynh hướng truyện ngắn ngoài Tự lực văn đoàn. 134
    3.1. Từ cái “Tôi” gọi những cái “Tôi” trong dòng truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn. 137
    3.2. Cái "Tôi" tôn thờ cái đẹp ở truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nguyễn Tuân. 162
    3.3. Cái "Tôi" nội tâm của người trí thức trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Nam Cao. 171
    Chương 3: Tiểu thuyết, ký, tiểu luận Thạch Lam góp phần hoàn thiện diện mạo Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại 186
    1. Ngày mới - Thể nghiệm về một hướng mới của tiểu thuyết. 186
    1.1. Dư luận chung đánh giá tiểu thuyết Ngày mới. 186
    1.2. Tiểu thuyết Ngày mới thực hiện một kỳ vọng lớn của Thạch Lam và thể nghiệm một hướng đi mới của tiểu thuyết hiện đại. 192
    1.3. Đôi điều về thành công và hạn chế của tiểu thuyết Ngày mới. 205
    2. Tuỳ bút - một đóng góp của Thạch Lam cho Tự lực văn đoàn và ký Việt Nam. 211
    2.1. Thạch Lam với ký 211
    2.2. Hà Nội ba mươi sáu phố phường - một thành công xuất sắc, một đóng góp to lớn, có giá trị mở đường cho một khuynh hướng mới của ký Việt Nam 214
    3. Tiểu luận - đóng góp quan trọng của Thạch Lam về lý luận văn học. 235
    3.1. Theo dòng là ý hướng thể nghiệm một lối phê bình văn học độc đáo, hiện đại của Thạch Lam. 235
    3.2 Theo dòng là một hệ thống quan niệm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Thạch Lam 238
    3.3. Theo dòng có vị trí xứng đáng trong văn nghiệp Thạch Lam, Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại. 259
    Phần kết luận 263
    Thư mục tài liệu tham khảo 268

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sự dồn nén của lịch sử trong 15 năm (1930 - 1945) về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng . đã tạo cho xã hội Việt Nam một diện mạo phong phú và phức tạp. Đặc biệt văn học thời kì này hơn lúc nào hết, toả sáng như một hiện tượng lạ, đạt đến độ hoàn toàn hiện đại.
    Để làm nên điều kỳ diệu đó, cần phải tính đến công lao của Tự lực văn đoàn, đã góp phần hiện đại hoá nền văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi nói riêng về mọi phương diện. Tuy nhiên qua sàng lọc của thời gian đến nay có những tác giả, tác phẩm đã bị trả về cho dĩ vãng nhưng cũng có những sáng tác vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí ngày càng rực rỡ hơn. Trong số rất ít tác giả, tác phẩm đạt đến độ trường tồn đó, phải kể đến Thạch Lam - một thành viên của Tự lực văn đoàn.
    Nhìn chung việc đánh giá Tự lực văn đoàn của độc giả và giới nghiên cứu từng thời kỳ có khen, chê, sự chào đón, hoặc phê phán là khác nhau, thậm chí có nhiều ý kiến trái ngược, đối lập nhau; nhưng về nhà văn Thạch Lam và các sáng tác của ông thì hầu như dư luận đều khá nhất trí, mặc dù không phải lúc nào cũng được chú ý hoàn toàn. Càng ngày, khi đã lắng đọng và hội đủ điều kiện để nhìn lại những di sản văn hoá với con mắt biện chứng, lịch sử, chúng ta nhìn nhận vấn đề càng sâu sát hơn, đúng đắn hơn, nhất là từ thời kì đổi mới sau 1986. Có thể nói chúng ta tiến được một bước dài trong việc định chân giá trị các sáng tác trước 1945. Về tổ chức văn học Tự lực văn đoàn và vai trò, vị trí đóng góp của các thành viên, chúng ta cũng nhìn nhận bình tĩnh hơn, chuẩn xác hơn, phân rõ được mặt tích cực, mặt hạn chế một cách thoả đáng, có tình có lí hơn.
    Riêng về nhà văn Thạch Lam, những năm trước 1975, nhìn chung được bàn nhiều trong giới trí thức đô thị miền Nam, tập trung ở Sài Gòn. Còn ở miền Bắc dư luận chỉ mới dừng lại ở một số kết luận ổn định và thận trọng. Từ sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là sau 1986 đến nay, nhiều công trình đã được công bố, nhiều hội thảo đã được tổ chức và Thạch Lam được khẳng định là một tác giả có nhiều đóng góp đặc sắc, nhất là về truyện ngắn. Tuy nhiên, xu hướng gắn kết Thạch Lam với Tự lực văn đoàn để nghiên cứu trong quan hệ trong và ngoài tổ chức mình còn chưa nhiều và chưa đúng mức.
    Mặt khác, sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học mới cơ bản tập trung đi sâu vào các phương diện nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam; một số người đã nghiên cứu dưới góc độ thi pháp để tìm những đặc trưng nghệ thuật, hoặc cái đẹp trong truyện ngắn. Một vài công trình có mở rộng để tìm mối liên hệ gắn kết Thạch Lam với các tác giả gần hoặc cùng phong cách để phát hiện dòng phong cách đặc sắc riêng mà Thạch Lam là người có ảnh hưởng lớn, nhưng cũng mới xoay quanh tâm điểm truyện ngắn. Thấp thoáng có tác giả bộc lộ ý tưởng đi vào sự nghiệp văn chương Thạch Lam với đầy đủ các sáng tác của ông nhưng cũng mới chỉ dừng ở mức một chuyên khảo còn nhiều hạn hẹp. Việc nghiên cứu các tác phẩm của Thạch Lam, bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tiểu luận với cái nhìn tổng thể, thống nhất về sự nghiệp văn chương của một tác giả có phong cách độc đáo, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, một hệ thống quan niệm, tư tưởng nghệ thuật nhất quán để từ đó đánh giá chính xác những đóng góp cũng như phát hiện và khẳng định giá trị nổi bật của toàn bộ văn chương Thạch Lam thì chưa có công trình nào dày dặn và đủ độ.
    Một vấn đề khác, chúng tôi thấy cũng cần nhấn mạnh là để định chân giá trị các sáng tác của Thạch Lam, cũng như tìm hiểu tư tưởng, tình cảm, quan điểm nghệ thuật Thạch Lam, chúng ta không thể không đặt nhà văn trong mối liên hệ mật thiết với Tự lực văn đoàn. Như Giáo sư Phong Lê đã chỉ rõ: "Đời văn Thạch Lam ngắn ngủi nhưng được hưởng tất cả ưu thế và thuận lợi của Văn đoàn mình" [111,191]. Vì vậy, muốn hiểu sâu Thạch Lam phải gắn Thạch Lam với Tự lực văn đoàn và để hiểu đầy đủ Tự lực văn đoàn phải chú trọng nghiên cứu Thạch Lam. Bởi vì có thể nói những ưu điểm, nhược điểm của Tự lực văn đoàn đều có ở Thạch Lam mà chủ yếu là trong mối quan hệ Thạch Lam với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Thế nhưng, Thạch Lam lại không hoà tan trong văn đoàn mà vươn lên để khẳng định một phong cách độc đáo, có sức cộng hưởng lớn, lan rộng, vươn xa, có khả năng tạo lập dòng phong cách nghệ thuật mới, gồm Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn . Cho nên nghiên cứu Thạch Lam chúng ta vừa "không tách Thạch Lam ra khỏi khuynh hướng chung của Tự lực văn đoàn" [111,191], vừa đặt trong sự đối sánh để " thấy rõ sự khác biệt không ít ở tính chất tiến bộ và nhân đạo trong sáng tác Thạch Lam"[111,191]
    Đồng thời, cũng cần mở rộng để xem xét Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại nói chung, truyện ngắn nói riêng trước 1945, nhất là với truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực và lãng mạn như Nam Cao, Nguyễn Tuân. Như thế, chúng ta sẽ có một nhận thức đầy đủ toàn diện hơn. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề Thạch Lam với Tự lực văn đoàn làm đề tài nghiên cứu chính của luận án.
    2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
    Nghiên cứu đề tài Thạch Lam với Tự lực văn đoàn là nghiên cứu trọn vẹn chân dung một tác giả văn học, có phong cách nghệ thuật độc đáo, trên cơ sở vừa gắn với tổ chức văn đoàn vừa vượt lên để tìm hướng phát triển. Vì thế, mục đích yêu cầu chính của đề tài là nhằm:
    2.1. Khẳng định Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học có ưu thế và uy thế trên văn đàn dân tộc, trong những năm ba mươi của thế kỷ XX; có một sứ mệnh lịch sử quan trọng, và đã làm tròn sứ mệnh vẻ vang đó. Đây cũng là cơ sở nền tảng, là "mảnh đất ươm" tài năng Thạch Lam.
    2.2. Nghiên cứu các sáng tác của Thạch Lam bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tiểu luận, đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với tổ chức Tự lực văn đoàn và tác phẩm của các thành viên trong văn đoàn nhất là với truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, trên một số phương diện cơ bản về nội dung, nghệ thuật. Từ đó nhằm xác định quan hệ tương tác giữa Thạch Lam với Tự lực văn đoàn.
    2.3. Đồng thời chỉ ra những giá trị mới, cùng sức hấp dẫn, sức cuốn hút mạnh mẽ của tác phẩm văn chương Thạch Lam - người đã tạo lập được một dòng phong cách nghệ thuật độc đáo là dòng phong cách truyện ngắn trữ tình, dòng tuỳ bút về văn hoá Hà Nội; mở rộng để so sánh đối chiếu một vài điểm cần thiết, nổi bật trong truyện ngắn Thạch Lam với truyện ngắn một vài tác giả khác ngoài văn đoàn như Nguyễn Tuân, Nam Cao để nhằm thấy rõ hơn nét khác biệt cũng như sự tiếp thu và ảnh hưởng lẫn nhau giữa truyện ngắn Thạch Lam với khuynh hướng truyện ngắn lãng mạn, và khuynh hướng truyện ngắn hiện thực.
    2.4. Từ đó xác định vai trò, vị trí, đặc trưng, phong cách nghệ thuật, đóng góp của Thạch Lam đối với Tự lực văn đoàn và văn học Việt Nam hiện đại.
     
Đang tải...