Thạc Sĩ Thạc Sỹ Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty TNHH Meinan (Việt Nam)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty TNHH Meinan (Việt Nam)
    - 3 -
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 01
    Chương I TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
    1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ 03
    1.1.1. Lịch sử hình thành 03
    1.1.2. Định nghĩa kiểm soát nội bộ . 07
    1.2. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ 09
    1.2.1. Môi trường kiểm soát 09
    1.2.1.1. Triết lý quản lý và phong cách điều hành 09
    1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức 10
    1.2.1.3. Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm . 11
    1.2.1.4. Năng lực của đội ngũ nhân viên 12
    1.2.1.5. Chính sách nhân sự . 12
    1.2.1.6. Sự liêm chính và giá trị đạo đức 13
    1.2.1.7. Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán . 14
    1.2.2. Đánh giá rủi ro 16
    1.2.2.1. Nội dung của đánh giá rủi ro . 16
    1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá 20
    1.2.3. Hoạt động kiểm soát 22
    1.2.3.1. Phân chia trách nhiệm . 23
    1.2.3.2. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin 23
    1.2.3.3. Bảo vệ tài sản 25
    1.2.3.4. Phân tích rà soát . 25
    1.2.4. Thông tin và truyền thông 26
    1.2.4.1. Thông tin . 26
    Truyền thông 28
    Giám sát . 30
    Hạn chế của kiểm soát nội bộ . 33
    Chương II KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
    BỘ TẠI MỘT DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
    2.1. Khảo sát thực trạng 35
    2.1.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp khảo sát . 35
    2.1.1.1. Mục đích khảo sát . 35
    2.1.1.2. Đối tượng khảo sát 37
    2.1.1.3. Phương pháp đánh giá . 38
    2.1.2. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ . 39
    2.1.2.1. Đánh giá tổng thể theo các yếu tố kiểm soát nội bộ 39
    2.1.2.2. Đánh giá kiểm soát nội bộ trong các chu trình nghiệp vụ chủ yếu 45
    2.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty
    TNHH Meinan (Việt Nam) . 49
    2.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát . 49
    2.2.1.1. Triết lý quản lý và phong cách điều hành . 49
    2.2.1.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân chia quyền hạn và trách nhiệm . 50
    2.2.1.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên 51
    2.2.1.4. Chính sách nhân sự, sự liêm chính và giá trị đạo đức . 52
    2.2.2. Hệ thống thông tin và truyền thông . 53
    2.2.3. Hoàn thiện các chu trình nghiệp vụ chủ yếu . 53
    2.2.3.1. Lập kế hoạch mua hàng . 53
    2.2.3.2. Hoạt động mua hàng trong nước 54
    2.2.3.3. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa . 54
    2.2.3.4. Hoạt động và thủ tục kiểm soát ở kho hàng 55
    2.3. Đánh giá các công cụ của Báo cáo COSO 1992 khi vận dụng vào
    Việt Nam . 56
    2.3.1. Ưu điểm . 56
    2.3.2. Nhược điểm . 57
    Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
    Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
    3.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . 59
    3.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ . 59
    3.1.2. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 61
    3.1.2.1. Thời kỳ thứ nhất (trước năm 1986) . 61
    3.1.2.2. Thời kỳ thứ hai (trước khi Luật doanh nghiệp ban hành) . 61
    3.1.2.3. Thời kỳ thứ ba từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành đến nay . 62
    3.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với xã hội 63
    3.2. Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . 63
    3.2.1. Môi trường kiểm soát . 64
    3.2.1.1. Triết lý quản lý và phong cách điều hành 64
    3.2.1.2. Chính sách nhân sự và năng lực của nhân viên 66
    3.2.2. Đánh giá rủi ro . 67
    3.2.2.1. Mục tiêu của toàn doanh nghiệp và ở bộ phận 68
    3.2.2.2. Nhận biết rủi ro . 69
    3.2.3. Hoạt động kiểm soát 71
    3.2.3.1. Phân chia trách nhiệm . 71
    3.2.3.2. Kiểm tra hoạt động . 72
    3.2.3.3. Các chu trình nghiệp vụ chủ yếu 73
    3.3. Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
    Việt Nam 74
    3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
    Việt Nam 77
    3.4.1. Các giải pháp về phía doanh nghiệp 78
    3.4.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực . 78
    3.4.1.2. Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh . 79
    3.4.1.3. Quan tâm đến các hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp 79
    3.4.1.4. Thúc đẩy quá trình tiếp nhận công nghệ quản lý hiện đại từ các nhà
    đầu tư . 80
    3.4.1.5. Sử dụng các dịch vụ tư vấn . 80
    3.4.2. Các giải pháp trợ giúp . 80
    3.4.2.1. Xây dựng hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ phù hợp ở Việt Nam
    . 80
    3.4.2.2. Bổ sung kiến thức về kiểm soát nội bộ cho các chương trình đào tạo
    . 81
    3.4.2.3. Nhà nước cần thể chế hóa những quy định về pháp luật 82
    3.4.1.4. Tăng cường các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp . 82
    KẾT LUẬN . 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    Sự cần thiết của đề tài
    Kiểm soát nội bộ hữu hiệu là nhu cầu tất yếu khách quan ở mọi doanh nghiệp
    trong nền kinh tế thị trường. Kiểm soát nội bộ đã tồn tại và phát triển ở hầu hết
    các doanh nghiệp Việt Nam nhưng phần lớn còn rất yếu kém, chưa phối hợp
    chặt chẽ thành một thể thống nhất giữa các bộ phận có liên quan trong một
    doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp
    vừa và nhỏ ở nước ta lại có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
    tế, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, việc
    hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần
    thiết trong giai đoạn
    hiện nay.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
    vừa và nhỏ Việt Nam. Xuất phát từ tính đa dạng trong hoạt động, tổ chức của
    doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi
    chọn hướng tiếp cận của đề tài theo hai mức độ: Trước hết, nghiên cứu kiểm
    soát nội bộ trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể. Sau đó, mở rộng việc
    khảo sát trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ được chọn lọc.
    Mục đích nghiên cứu đề tài
    Là một đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào hoạt động quản lý kinh doanh của
    các doanh nghiệp, mục đích chính là:
    - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ, một vấn đề chưa được
    nghiên cứu nhiều trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
    - Sử dụng hệ thống lý luận hiện đại về kiểm soát nội bộ để đánh giá và hoàn
    thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp
    vừa và nhỏ ở Việt Nam.
    - Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh
    nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu
    Trong phần đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, chúng tôi sử dụng chủ yếu
    phương pháp quy nạp, dựa trên khảo sát các doanh nghiệp cụ thể để rút ra những
    nguyên tắc chung. Một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng được sử dụng
    để làm cơ sở cho các kết luận.
    Nội dung đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ
    Chương 2: Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại một doanh nghiệp
    có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
    Chương 3: Khảo sát, đánh giá và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ ở các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
    1.1.1. Lịch sử hình thành
    Hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một chuỗi các quy trình
    nghiệp vụ đan xen nhau một cách có hệ thống và ở bất kỳ khâu nào của quy
    trình nghiệp vụ cũng cần đến chức năng kiểm soát. Hoạt động sản xuất kinh
    doanh càng phát triển thì chức năng kiểm soát càng chiếm một vị trí quan trọng
    trong quá trình quản lý và điều hành kinh doanh, bởi vì thông qua các hoạt động
    kiểm soát nhà quản lý đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo đạt
    được các mục tiêu đề ra với hiệu suất cao nhất.
    Để thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu là kiểm
    soát nội bộ (KSNB) của đơn vị. Trong hơn một thế kỷ qua, khái niệm KSNB đã
    phát triển từ chỗ được xem là một phương pháp giúp cho kiểm toán viên độc lập
    xác định phương pháp hiệu quả nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán đến chỗ
    được coi là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu.
    Thời kỳ tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước)
    Khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về
    kiểm toán. Lúc đó, KSNB được hiểu như là một biện pháp để bảo vệ tiền không
    bị các nhân viên gian lận. Sau đó, khái niệm này dần được mở rộng: Người ta
    cho rằng KSNB không dừng lại ở việc bảo vệ tài sản (không chỉ có tiền) mà còn
    nhằm bảo đảm việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và
    khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý.
    Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, trong đó các khoản thanh toán bất hợp
    pháp cho chính phủ nước ngoài bị phát giác, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua
    Điều Luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB
    nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến yêu cầu ghi
    chép rất đầy đủ mọi hoạt động. Lần đầu tiên, hoạt động KSNB trong các tổ chức
    được đề cập đến trong một văn bản
    pháp luật.
    Năm 1985, sự đổ bể của các công ty cổ phần, có niêm yết làm cho các nhà lập
    quy quan tâm đến KSNB. Nhiều quy định, hướng dẫn về KSNB được ban hành
    trong giai đoạn này, như là:
    - Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ (ASB)
    (1)
    ban hành bản điều chỉnh chuẩn
    mực kiểm toán về KSNB vào năm 1988.
    - Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC)
    (2)
    ban hành các nguyên tắc về báo cáo
    trách nhiệm và đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB cũng vào năm 1988.
    - Năm 1991, Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ (IIARF)
    (3)
    hướng dẫn kiểm
    soát và kiểm toán hệ thống thông tin.
    Những quy định này một mặt làm phong phú khái niệm KSNB nhưng mặt khác
    dẫn đến yêu cầu phải hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về
    KSNB.
    Sự ra đời của Báo cáo COSO 1992
    (1)
    Auditing Standards Board - Viết tắt ASB
    (2)
    Securities and Exchange Commission - Viết tắt SEC
    (3)
    The Institute of Internal Auditors Research Foundation - Viết tắt IIARF
    Quá trình phát triển của các công ty ở Hoa Kỳ cũng là quá trình phát triển quy
    mô của gian lận gây các thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Nhiều Ủy ban đã ra
    đời để khảo sát và tìm cách khắc phục, trong đó có Ủy ban Quốc gia về chống
    gian lận báo cáo tài chính - gọi tắt là Ủy ban Treadway ra đời năm 1985.
    COSO
    (1)
    là một ủy ban bao gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho Ủy
    ban Treadway. Các tổ chức nghề nghiệp trên bao gồm: Hiệp hội kế toán viên
    công chứng Hoa Kỳ (AICPA)
    (2)
    , Hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA)
    (3)
    , Hiệp hội các nhà
    quản trị tài chính (FEI)
    (4)
    , Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA)
    (5)
    và Hiệp hội kế
    toán viên quản trị (IMA)
    (6)
    . Qua quá trình tìm hiểu về gian lận, COSO đã nhận
    thấy KSNB đã có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận. Vì thế, việc
    nghiên cứu và đưa ra một khuôn khổ chung về KSNB được đặt ra. Báo cáo
    COSO 1992 là kết quả của quá trình nghiên cứu này, cung cấp một hệ thống lý
    luận đầy đủ nhất về KSNB cho đến thời điểm này, kế thừa và phát triển các
    nghiên cứu trước đó về KSNB.
    Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
    - Phần 1 - Bản tóm lược: Tổng quan về KSNB cho nhà quản lý cấp cao.
    - Phần 2 - Hệ thống lý luận: Định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố của KSNB
    và chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống.
    - Phần 3 - Báo cáo cho các thành phần bên ngoài: Hướng dẫn cách thức báo
    cáo cho các đối tượng bên ngoài về KSNB liên quan đến tài chính.
    (1)
    Committed Of Sponsoring Organization - Ủy ban đồng bảo trợ
    (2)
    American Institute of Certified Public Accountants - Viết tắt AICPA
    (3)
    American Accounting Association - Viết tắt AAA
    (4)
    Financial Executives Institute - Viết tắt FEI
    (5)
    The Institute of Internal Auditors - Viết tắt IIA
    (6)
    Institute of Management Accountants - Viết tắt IMA
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...