Tiểu Luận TH105 - Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​

    Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những thời kỳ lớn của lịch sử triết học là: triết học của xã hội chiếm hữu nô lệ, triết học của xã hội phong kiến, triết học của giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, triết học của xã hội tư bản chủ nghĩa, triết học Mác - Lênin.

    Vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, tại Ấn độ, Trung quốc, Hy lạp cổ đại đã xuất hiện 3 trung tâm triết học cổ đại, đó cũng là trung tâm văn minh của thế giới lúc bấy giờ. Tiếp đó xuất hiện một số trường phái triết học ở một số nước khác. Đến những năm 40 - 50 của thế kỷ XIX, triết học Mác xuất hiện. Triết học Mác kết tinh tất cả những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn học, khoa học của kịch sử nhân loại, phát triển thành học thuyết triết học đỉnh cao mà cho đến nay chưa có một học thuyêt nào phản bác được.

    Theo quan điểm Mác - xít, triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

    Lịch sử triết học nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và sự kế tiếp nhau của các trường phái, học thuyết, phương pháp triết học trong lịch sử. Việc nghiên cứu lịch sử triết học không thể bỏ qua những điều kiện, tiền đề về kinh tế, chính trị xã hội và khoa học, tôn giáo và nghệ thuật trong lịch sử có liên quan đến triết học. Mục tiêu của lịch sử triết học là vạch ra những phát sinh, hình thành và phát triển của hai khuynh hướng triết học cơ bản. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử triết học từ cổ đại đến đương đại, song đó là "đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập" trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học.

    Phương Đông là một trong những chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại. Từ thiên niên kỷ thứ VIII trước Công nguyên, Ấn độ và Trung hoa cổ đại đã trở thành trung tâm văn minh lớn của xã hội loài người lúc bấy giờ. Những tư tưởng triết học phương Đông ít khi tồn tại dưới dạng triết học thuần tuý mà thường được trình bày dươí dạng xen kẽ hoặc ẩn sau các vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, nghệ thuật trong lịch sử triết học phương Đông, ít thấy có những bước phát triển nhảy vọt về chất có tính vạch thời đại: Nho giáo, Phật giáo, Bà la môn giáo, . được hình thành từ thời cổ đại nhưng đến cuối thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên tên gọi và hình thức biểu hiện.

    Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Những tộc người cổ đại phương Đông như Đravia ở Ấn độ và Trung Á; Hạ Vũ, Ấn Thương, Chu Hán ở Trung quốc; Lạc Việt ở Việt nam, . sớm định cư canh tác nông nghiệp, nguồn sống là nông nghiệp quanh năm xanh tươi hoa lá đã hoà quyện con người vào đất trời bao la, giữa con người và vũ trụ dường như không có gì tách biệt. Cái cơ sở ban đầu biểu hiện ấy dần dần khái quát thành tư tưởng thiên nhân hợp nhất, con người chỉ là một tiểu vũ trụ mà thôi.

    Ở Trung quốc, "thiên nhân hợp nhất" là tư tưởng hợp nhất nhiều trường phái, học thuyết khác nhau. Trang Chu viết: "thiên địa ngã tinh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất" nghĩa là trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Vì vậy người phương Đông cho rằng con người chứa đựng tất cả những tính chất, những huyền bí của vũ trụ.

    Một trong những cái nôi của triết học phương Đông là Trung quốc và Ấn độ với sự ảnh hưởng của triết học phương Đông, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo, Phật giáo. Việt nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai trường phái triết học này. Vì vậy, trong tiểu luận triết học, em xin chọn đề tài : Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...