Tiểu Luận TH043 - Chân lý và tiêu chuẩn của nó trong triết học Mác-Lênin

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Từ xa xưa, con người đã khao khát muốn nắm bắt được mọi quy luật của tự nhiên và xã hội. Do đó, chân lý chính là đích hướng tới trực tiếp của mọi nhận thức. Nhất là trong thời đại hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì tri thức con người càng tiến gần hơn tới “chân lý”. Nhưng chân lý mà con người muốn đạt được không phải là bất biến, luôn đúng với mọi đối tượng, ở mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh mà bao giờ cũng vận động, biến đối không ngừng. Bên cạnh đó, “đặc trưng của chân lý là thuộc về quá trình tư tưởng vận động trong thực tiễn, chứ không phải thuộc về bản thân sự vật và những phương tiện biểu hiện sự vật bằng ngôn ngữ”. Triết học Mác-Lênin lần đầu tiên đã luận chứng trên lập trường duy vật triệt để các vấn đề về chân lý, chỉ rõ khía cạnh biện chứng của việc nghiên cứu.

    Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Liệu có chân lý nào ta có thể tin được không? Điều gì chỉ thuần tuý là quan niệm và điều gì là chân lí? Chân lý là bất biến, tuyệt đối hay chân lý thay đổi và tương đối? Đây là một trong những chủ đề cơ bản của nhận thức luận Mác xít. Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tìm tòi phát triển và hoàn thiện mặt lý luận, đặc biệt là triết học. Do đó, tôi chọn đề tài “Chân lý và tiêu chuẩn của nó trong triết học Mác-Lênin” để nghiên cứu và đưa ra một cái nhìn tương đối khái quát về nội dung của phạm trù chân lý - một phạm trù có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn và nhận thức.

    2. Đối tượng nghiên cứu.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là quan niệm về chân lý trong triết học Mác-Lênin.

    3. Mục đích nghiên cứu.

    Làm rõ khái niệm chân lý theo quan niệm của triết học Mác, khẳng định sự tồn tại của chân lý với các đặc trưng của nó, từ đó làm rõ vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức chân lý.

    4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài.

    Cơ sở lý luận: nhận thức luận Mác-Lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác về thực tiễn; cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật.

    5. Đóng góp của đề tài.

    + Giúp người viết báo cáo hiểu rõ hơn nội dung và bản chất của chân lý.

    + Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Sinh viên học triết học Mác-Lênin.

    6. Kết cấu của báo cáo:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo gồm hai chương, bốn tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...