Thạc Sĩ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Nhân dịp hoàn thành đề tài tác giả xin được tỏ lòng biết ơn các
    thầy giáo, cô giáo ngành văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải
    Phòng, đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt bốn năm học tại trường. Đặc
    biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sĩ, thầy giáo
    Nguyễn Văn Bính - giảng viên khoa văn hóa – Trường Đại học Dân
    Lập Hải Phòng, người đã định hướng đề tài, tận tình giúp đỡ và hướng
    dẫn tác giả trong suốt thời gian làm đề tài.
    Do trình độ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và nhiều yếu kém,
    điều kiện thời gian làm đề tài ngắn nên tác giả chưa có điều kiện đánh giá
    đầy đủ và hiểu sâu về các giá trị sâu sắc của Tết Cổ Truyền dân tộc Việt
    đối với việc phát triển du lịch. Vì vậy mà trong quá trình làm đề tài tác
    giả không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những
    ý kiến đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy giáo, cô giáo, các nhà
    nghiên cứu và các bạn đọc để giúp cho đề tài hoàn thiện hơn.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn!
    Hải Phòng, ngày tháng .năm 2009.
    Sinh viên
    Phạm Thị Chúc Chi.

    Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”.
    Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 2
    I. Tên đề tài: Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch.
    II. Lý do chọn đề tài
    Tết Nguyên Đán của người Việt là một phong tục cổ truyền tốt đẹp
    của nền văn hoá Việt Nam. Tết cổ truyền từ ngàn xưa luôn tiềm tàng trong
    mình những giá trị tâm linh và giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa
    con người với thiên nhiên, vũ trụ . Lễ Tết nguyên Đán chiếm một vị trí
    quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân đất Việt. Tết là
    dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân trong gia đình xum họp
    đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc cho nhau một năm mới bình an, hạnh phúc.
    Tết Nguyên Đán là một tài sản vô giá của quốc gia, là một di sản quý
    báu trong kho tàng văn hoá Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng
    có được. Nó hoà vào tâm hồn và máu thịt của người dân đất Việt từ bao
    đời nay. Tết Nguyên Đán là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong
    cuộc sống con người đất Việt.
    Tết Nguyên Đán bao gồm phần lễ tết và lễ hội. Lễ Tết đóng còn Lễ
    hội lại mở. Đây là sản phẩm quan trọng làm nên sản phẩm du lịch Tết.
    Mặc dù Tết Nguyên Đán là một nguồn tài nguyên quý giá nhưng chưa
    thực sự được các cấp các ngành quan tâm, đầu tư phát triển, biến nó trở
    thành một sản phẩm du lịch thực sự, gây lãng phí một nguồn tài nguyên
    nhân văn quý giá. Nếu được quan tâm đầu tư thì nó sẽ đem lại hiệu quả
    kinh tế tối ưu làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương.
    Trong thời đại ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
    công nghệ cộng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đã làm cho giá
    trị truyền thống của Tết Nguyên Đán phai nhạt dần. Đặc biệt là đối với
    lớp trẻ họ không còn quan tâm nhiều đến các nghi thức đón Tết cổ truyền.
    Đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường sản phẩm du lịch Tết
    cũng đã bị thương mại hoá làm mất đi bản sắc của nó.
    Dưới góc độ kinh tế văn hóa, mà cụ thể là kinh doanh du lịch thì Tết
    Nguyên Đán giống như một tài nguyên cần được khai thác triệt để làm Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”.
    Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 3
    sống dậy truyền thống cha ông, khơi dậy lòng mong muốn của con người
    tìm về với bản sắc truyền thống dân tộc. Bởi nó vừa là một loại tài nguyên
    vừa mang lại ý nghĩa nhân văn, và cần phải khai thác triệt để tránh lãng
    phí một nguồn tài nguyên quý giá.
    III. Mục tiêu của đề tài:
    1. Cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về Tết Cổ Truyền
    của người Việt mà cụ thể là các phong tục tập quán, các thú chơi và ẩm
    thực ngày Tết.
    2. Bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của
    dân tộc. Thông qua việc tham gia các chương trình du lịch Tết du khách
    sẽ ngày càng hiểu sâu hơn về truyền thống cha ông, qua đó khơi dậy lòng
    yêu nước, niềm tự hào dân tộc và quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè
    quốc tế.
    3. Khơi dậy lòng mong muốn của con người tìm về với bản sắc văn
    hóa truyền thống dân tộc, từ đó thúc đẩy động cơ đi du lịch của con
    người.
    4. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng khai thác nguồn tài nguyên Tết cổ
    truyền của các công ty du lịch, các khu du lịch và các điểm vui chơi giải
    trí.
    5. Đề ra các biện pháp và phương hướng để khai thác một cách có
    hiệu quả nguồn tài nguyên Tết Nguyên Đán vào kinh doanh du lịch, biến
    nó thực sự trở thành một nguồn tài nguyên quý giá trong hệ thống sản
    phẩm du lịch.
    IV. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu:
    1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.
    2. Phương pháp phân tích các yếu tố và sự tác động của nó việc
    khai thác Tết Nguyên Đán phục vụ du lịch.
    3. Phương pháp tổng hợp nghiên cứu liên ngành( Tâm lý học, văn
    hóa học, xã hội học). Đề tài “ Tết cổ truyền của người Việt trong kinh doanh du lịch”.
    Phạm Thị Chúc Chi - Lớp VH901 – MSV 090270 4
    V. Bố cục của đề tài.
    1. Phần mở đầu.
    2. Phần nội dung:
     Chương I: Tổng quan về Tết cổ truyền của người Việt.
     Chương II: Hiện trạng khai thác Tết cổ truyền trong kinh
    doanh du lịch.
     Chương III: Một số giải pháp khai thác Tết cổ truyền trong
    kinh doanh du lịch.
    3. Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...