Tiểu Luận Tên họ người việt

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tên họ người việt​
    Information
    LƯỢC SỬ TÊN HỌ NGƯỜI VIỆT
    Nghiên cứu tất cả hệ thống tên họ các dân tộc trên thế giới cho thấy, người Việt có lẽ là một dân tộc đầu tiên, cùng với người Trung Hoa và Ðại Hàn, có một hệ thống tên họ đơn giản và hợp lý nhất. Người Nhật mãi đến năm 1872 mới được quyền có họ, trước đó chỉ có các ngài đại đanh (samourais) là có đặc quyền đó. Theo lịch sử Trung Quốc, việc đặt họ tên bắt đầu từ năm 2852 trước Công nguyên, khi vua Phục Hi ra lệnh bắt dân chúng phải có một "gia tính" hay "tộc tính" để dễ phân biệt các hệ phái gia đình và định phép tắc hôn nhân. Mãi về sau, ở Trung Quốc đã có hai loại "gia tính" được dùng: "tính" là họ gốc, do cha truyền con nối hoặc do vua ban, và dành cho nam giới; "thị" là họ cành, tức tên đặt khi mới sanh dùng cho cả nam lẫn nữ. Giới quý tộc vừa có Tính vừa có Thị, dân giả thì chỉ có tính. Từ đó, phát xuất thành ngữ "bá" hoặc "bách tính". Con trai đàn ông xưng "thị" để phân biệt sang hèn, con gái đàn bà xưng "tính" để phân biệt hôn nhân.
    Theo huyền thoại, Lạc Long Quân và các vua Hùng đều rất gần dân chúng, biết hết sự tình của con dân. Như Lạc Long Quân chỗ ở là thủy phủ nhưng khi dân cần đến, đứng trên bờ gọi là ngài sẽ lên giúp dân. Nhân số bành trướng, lãnh thổ Bách Việt cũng thiên di từ phía nam sông Dương - Tử xuống đồng bằng Sông Hồng, hội nhập văn hóa và đồng hóa người Mường và các sắc dân địa phương. Tuy nhiên, văn hóa nông nghiệp nền tảng của Việt tộc vẫn luôn trội bật. Do đó, hơn hai ngàn năm trước, tổ tiên ta đã nghĩ lập ra "sổ điền" cốt để nhà vua kiểm kê nhân và dân số hàng năm hoặc theo một thời hạn cố định, mục đích nhằm phân chia ruộng nương thời đó thuộc về nhà vua. Việc phân chia này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận từng nóc gia. Với họ và tên gọi, quan chức triều đình có thể ấn định số người trong mỗi gia đình. Về sau thêm "sổ đinh" hoặc "sổ bộ", ghi họ tên chính thức về hộ tịch từng cá nhân và gia đình. Rồi từ "sổ bộ", mỗi gia đình lập một sổ riêng, ghi chú tất cả những việc cưới hỏi, sinh đẻ và tang ma. Ðó là nguồn gốc của gia phả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...