Tài liệu Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.

    I. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội có rất nhiều vấn đề đặt ra trong thời gian gần đây. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ giới, lớp từ, nhóm từ, thậm chí là từ. Trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu về một tên gọi riêng là danh từ Việt Nam qua tư liệu khai thác trên internet để xét thái độ văn hóa xã hội của người Việt, người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam như thế nào?
    2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
    Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tên gọi Việt Nam xuất hiện trên Google và Yahoo bắt đầu từ ngày 7/11/2007 và kết thúc vào ngày 7/3/2008 để khảo sát các kết hợp trước sau của nó với các từ thuộc các nhóm từ loại khác nhau.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng một số thao tác phân tích so sánh thông thường.
    - Các bước làm việc:
    + Bước 1: Dùng công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search kiểm soát nguồn tư liệu trên tất cả các ngôn ngữ và trang web từ ngày 7/11/2007 đến ngày 7/3/2008 để tìm tối đa các ngữ cảnh của từ Việt Nam xuất hiện trong đó.
    + Bước 2:
    · Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng trước từ Việt Nam.
    · Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng sau từ Việt Nam.
    - Lý do: Thực hiện việc khảo sát trên để thấy từ Việt Nam là đối tượng
    của những từ ngữ nào? Những từ ngữ đấy là đối tượng của hành vi nào? Qua đó
    cho ta thấy những nhận xét, đánh giá, bình luận, về đất nước con người, văn hóa, phong tục Việt Nam ra sao?

    II. Phần nội dung
    1. Tìm kiếm tên gọi Việt Nam
    Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tần số xuất hiện của từ Việt Nam qua công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search đã cho kết quả là: Trong 0,03 giây có tất cả 57.300.000 lượt từ Việt Nam được tìm thấy. Nếu tính cả cách viết theo kiểu Vietnam thì con số này là 261.300.000.
    Khi dùng thao tác so sánh tần số xuất hiện của từ Việt Nam/ Vietnam với tần số sử dụng tên gọi của một số quốc gia khác trên thế giới ta có bảng sau:

    [TABLE=width: 590]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên quốc gia
    [/TD]
    [TD]Tần số
    [/TD]
    [TD]Ghi chú
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]France
    [/TD]
    [TD]1.030.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]China
    [/TD]
    [TD]769.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]America
    [/TD]
    [TD]732.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Japan
    [/TD]
    [TD]674.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]England
    [/TD]
    [TD]399.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Vietnam
    [/TD]
    [TD]261.300.000
    [/TD]
    [TD]( + Việt Nam)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Indonesia
    [/TD]
    [TD]255.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Korea
    [/TD]
    [TD]247.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Thailand
    [/TD]
    [TD]230.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Singapore
    [/TD]
    [TD]220.000.000
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Từ kết quả phân tích và thống kê tư liệu trên có thể thấy rằng từ Việt Nam có tỷ lệ tần số xuất hiện quả thật không khiêm tốn chút nào( Đứng thứ 6/10 quốc gia được đem ra khảo sát ). Hướng phân tích trên đã đưa ra một minh chứng cho thấy Việt Nam đang là một nguồn tin phổ biến, phong phú và đầy hấp dẫn trên thế giới mạng. Điều đó chứng tỏ thái độ quan tâm của người Việt lẫn người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam là rất lớn.
    2. Các kết hợp với từ Việt Nam theo trường tuyến tính
    2.1. Hình ảnh đất nước Việt Nam
    a. Đánh giá về Việt Nam
    Khi đưa ra các cặp tương phản đối lập, ví dụ như:
    - Xấu > < đẹp
    - Lạc hậu > < văn minh
    - Nghèo nàn > < giàu mạnh

    Trong các kết hợp trước sau với từ Việt Nam thì kết quả định lượng thu được sẽ thể hiện qua bảng tỷ lệ sau:
    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tần số xuất hiện
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Qua bảng trên ta thấy, bức tranh Việt Nam hiện lên trong vẻ đa dạng nhiều chiều, với các nét đẹp, nét tích cực là chủ yếu.
    b. Thái độ đối với Việt Nam
    - Khi đi vào khảo sát các kết hợp từ loại với tên gọi Việt Nam, trong đó Việt Nam là đối tượng hướng tới của các hoạt động tâm lý tình cảm trong đời sống tinh thần con người ta thấy người ta yêu Việt Nam, mê Việt Nam, nhớ Việt Nam gấp ngàn vạn lần so với các trạng thái tâm lý tình cảm tiêu cực như: Chán Việt Nam, ghét Việt Nam, không nhớ Việt Nam.
    -> Đây mới là nét tâm lý chủ đạo không chỉ trong đời sống tình cảm của dân tộc Việt Nam mà nó còn tồn tại cả trong trái tim của bạn bè quốc tế đã đang và mãi mãi giành cho đất Việt một tình yêu say đắm, nồng nàn nhất. Chính điều đó đã tạo nên sự bất tử của hồn Việt vượt qua mọi khoảng cách của không gian và thời gian.
    - Với thiên nhiên:
    Việt Nam đẹp suốt bốn mùa với lất phất mưa xuân trên những cánh hoa đào tươi hồng, với trưa hè nắng oi ả lan dần trên tán phựong đỏ, với sắc tím của xác hoa bằng lăng rơi đầy hai bên đường sau những cơn mưa xối xả. Nhưng cư dân mạng vẫn yêu, thích, nhớ về mùa xuân và mùa đông gấp nhiều lần so với mùa hè và mùa thu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...