Bài Thực Hành Số 2 Tên đề bài : Thiết kế bản vẽ rèn cho chi tiết : Trục chủ động. Vật liệu chi tiết : Thép 40Cr Số lượng : Loạt nhỏ. Nhiệm vụ : 1.Phân tích tính công nghệ của chi tiết, chọn phương án thiết kế. 2.Xác định kích thước của bản vẽ vật rèn. 3.Xác định khối lượng, hình dáng và kích thước phôi rèn. 4.Các bản vẽ trên khổ giấy A[SUB]4[/SUB] theo yêu cầu của vẽ kỹ thuật cơ khí: - Bản vẽ chi tiết. - Bản vẽ vật rèn. Bài làm: I. Phân tích tính công nghệ của chi tiết và chọn phương án thiết kế. Khi chọn hình dáng kích thước cho vật rèn cần chú ý một số dấu hiệu sau: a) Tránh thiết kế vật rèn có mặt côn và hình nêm, nhất là những mặt côn và hình nêm nhỏ. b) Tránh thiết kế vật rèn có bề mặt trụ giao nhau hay những bề mặt giao nhau theo đường bậc hai trở lên. c) Tránh bớt những bề mặt có nhiều bậc, hay nếu được đưa phần nhỏ ở giữa về cùng một phía để tiện khi rèn, nhất là những chi tiết nhỏ d) Tránh thiết kế phôi rèn có gân mỏng. e) Không thiết những mặ bích có gờ lồi và những chỗ lồi nằm ở phần trong của chi tiết. f) Nếu có thể được nên chia các chi tiết có kết cấu hình dáng phức tạp thành nhiều phần đơn giản để thuận tiện khi rèn. Theo bản vẽ chi tiết ta thấy đây là chi tiết dạng trục bậc và mặt côn, sản xuất loạt nhỏ. Vì thế, để đảm bảo những yêu cầu trên, ta có thể lựa chọn hình dáng, kết cấu hợp lý, tham khảo hình vẽ 2.1 trang 92, Hướng dẫn bài tập công nghệ phôi HVKTQS . II.Thành lập bản vẽ vật rèn Để dễ phân biệt khi xác định các thông số của bản vẽ vật rèn, chia vật rèn ra làm 3 đoạn. Dựa vào chiều dài toàn bộ L = 303 mm và đường kính từng đoạn của vật rèn xác định lượng dư và dung sai theo chỉ dẫn bảng 2.1 như sau: [TABLE] [TR] [TD] Thông số