Chuyên Đề Teamwork: Các giai đoạn phát triển của nhóm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Teamwork: Các giai đoạn phát triển của nhóm
    ​[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"][/TD]
    [TD="width: 96%"]Teamwork: Các giai đoạn phát triển của nhóm (Phần I)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Có rất nhiều bạn trẻ (và kể cả bạn già) hay đến tâm sự với tôi rằng “Anh ơi, nhóm em vừa thành lập mấy tháng, ban đầu thì ai cũng nhiệt tình, nhưng bây giờ thì tình hình là nhóm (hoặc phòng) em không ổn rồi, mọi người không thể làm việc với nhau, bây giờ ai cũng muốn tách ra khỏi nhóm, vậy là như thế nào hả anh? tình hình này chắc em cũng đi quá” hoặc “Ông nhóm trưởng (hoặc trưởng phòng) của em hơi tham công việc anh ạ, gần như ông ý quyết định và xử lý hết mọi thứ và làm mọi người không happy” etc.

    Qua quan sát, học hỏi và trải nghiệm thì tôi thấy rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu của những lời “tâm sự” này là do các thành viên trong nhóm chưa tìm hiểu các giai đoạn phát triển của nhóm và từ đó chưa biết vai trò và cách ứng xử sao cho hợp lý của các thành viên trong các giai đoạn đó. Câu chuyện này có cái gì giống với việc nếu bạn hiểu được tâm sinh lý của con người trong các lứa tuổi trẻ con, trưởng thành, và già thì bạn sẽ có cách ứng xử với từng người một cách khác nhau sao cho phù hợp và làm vui lòng người ta nhất.

    Và entry này cũng muốn giới thiệu với các bạn một chút về các giai đoạn phát triển của nhóm cùng với đặc tính của từng với giai đoạn và một chút về vai trò của người leader trong từng giai đoạn.

    PHẦN I: Các giai đoạn hình thành nhóm
    Theo tổng kết và nghiên cứu thì đến khi nhóm hoạt động hiểu quả thì trải qua 4 giai đoạn sau:
    1. Forming (Hình thành)
    2. Storming (Bão tố, Hỗn loạn)
    3. Norming (Ổn định)
    4. Performing (Thực thi và phát triển)

    Đặc tính của giai đoạn Forming thường là:
    ã Tham gia do giới thiệu
    ã Ai cũng rất máu, hăng hái
    ã Có rất mong đợi (expectation) khi tham gia vào nhóm

    Chẳng hạn việc thành lập một công ty tin học thường thấy là do 1 cá nhân nào đó sở hữu một ý tưởng hay công nghệ rồi sau đó rủ rê bạn bè cùng làm, cùng mở công ty. Khi lập nhóm ai cũng máu me, ai cũng có những hoài bão ấp ủ rằng một ngày mình sẽ giống như Bill Gates, Steve Job Biểu tượng cho giai đoạn này là các mũi tên (các thành viên) trỏ vào vòng tròn (nhóm) thể hiện sự hăng hái trong việc tham gia nhóm.

    Sau khi trải qua giai đoạn này là đến giai đoạn Storming, khi mà định hướng phát triển (Goal) và phương án thực thi (Process) bắt đầu được mang ra bàn luận. Giai đoạn này chính là giai đoạn khó khăn nhất khi lập nhóm (team building). Tranh cãi và rời nhóm thường diễn ra vào giai đoạn này khi mọi người không nhất trí về Goal và Process. Biểu tượng cho giai đoạn này là các mũi tên hướng ra vòng tròn thể hiện xu hướng rời nhóm.

    Nếu vượt qua giai đoạn Storming thì nhóm sẽ dần đến giai đoạn Norming (ổn định). Một số cá nhân sẽ ra đi số còn lại trong nhóm mặc dù vẫn còn một số điểm chưa thống nhất với nhau nhưng vẫn có thể ngồi lại với nhau để tái định hình lại nhóm để đưa nhóm phát triển lên 1 giai đoạn thực sự “làm việc” của nhóm là Performing.

    Giai đoạn Performing là giai đoạn mà các cá nhân đã có cùng một chí hướng, tạo nên động lực phát triển không ngừng của nhóm (các mũi tên cùng 1 hướng).

    Qua quan sát của người viết thì trong lĩnh vực CNTT thì có một vài công ty cũng đã từng trải qua những giai đoạn như thế này như là nhóm làm CMS đoạt giải TTVN năm 2002 (nếu như nhớ không nhầm ) hoặc gần đây nhất nhóm dựng SANOTC.COM. Sau thành công ban đầu, một số thành viên sáng lập nhóm không thống nhất được quan điểm và một số việc nhạy cảm khác và đã sãy ra tranh cãi (hiện tượng rời nhóm) nhưng tệ hại hơn việc rời nhóm là việc nói xấu và tung các knowledge của nhóm lên mạng. Tuy vậy, sau 1 thời gian tái ổn định thì SANOTC cũng đã phát triển tốt

    Các giai đoạn phát triển của teamwork
    Có 4 giai đoạn chính trong sự hình thành và phát triển của teamwork, đó: Hình thành, Sóng gió, Chuẩn hóa và Thể hiện.

    ã Hình thành
    : Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm lý thường thấy là háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu .

    ã Sóng gió:
    Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên.
    Môn [tâm lý học quản lý] coi đây là giai đoạn giống như thời dậy thì của một con người. Các cá nhân có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải chính trong giai đoạn này.

    ã Chuẩn hóa
    : Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ đi vào ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận thucwj tại của nhau. Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn.

    ã Thể hiện:
    Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của teamwork. Cảm giác tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ. Mức độ cam kết về công việc cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm.
    Trong giai đoạn sau đó, nếu việc duy trì tốt, nhóm tiếp tục thể hiện tốt, nếu không, sẽ đi vào giai đoạn Tan rã. Việc kết thúc dự án cũng đưa teamwork bước vào giai đoạn này.

    Bốn giai đoạn phát triển của một nhóm nhân viên
    ( Bình chọn: 2 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 945)
    Khi thời gian còn lại của năm không còn nhiều thì quá trình từ chuẩn bị đến thực hiện kế hoạch như càng bị rút ngắn lại. Nếu công ty nào có đội ngũ nhân viên giỏi thì sức cạnh tranh trong dịp cuối năm càng cao. Nhưng các nhóm nhân viên có những giai đoạn phát triển khác nhau và ở mỗi giai đoạn đòi hỏi một kỹ năng lãnh đạo khác nhau để đạt được kết quả cao nhất.

    Sự trưởng thành của nhóm lao động thường trải qua bốn giai đoạn và ở mỗi giai đoạn họ cần sự hướng dẫn, giúp đỡ khác nhau từ người quản lý của mình. Người quản lý cũng phải điều chỉnh phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển của nhóm.

    Giai đoạn 1: Thành lập
    Theo một nghiên cứu mở rộng của tác giả Susan A. Wheelan về hoạt động của nhóm thì giai đoạn đầu tiên của sự phát triển nhóm được định hình bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong điều hành, sự an toàn và cảm giác của các thành viên trong nhóm. Các thành viên tán thành kế hoạch do người đứng đầu hoặc bất kỳ thành viên nào cóảnh hưởng lớn trong nhóm đề ra. Trong giai đoạn này, các thành viên tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên khác hơn là tập trung giải quyết công việc của mình. Họ tỏ vẻ rất lịch sự và ít khi bày tỏ quan điểm trái ngược với các thành viên khác.

    Các nhà lãnh đạo nên thể hiện vai trò lãnh đạo của mình ngay thời điểm này. Họ cần thiết lập mục tiêu chung cho cả nhóm, định hình cấu trúc nhóm thông qua các cuộc họp định kỳ để cho các thành viên thấy được tầm quan trọng của mình đối với sự sống còn của nhóm. Các nhà lãnh đạo có thể xác định được mình có làm tốt công việc trong giai đoạn này không bằng cách xem xét thái độ của nhân viên dưới quyền, họ có xem mình là người lãnh đạo nhân từ, độ lượng và có tài hay không.
    Nếu định hướng đúng, nhóm sẽ trưởng thành, chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong vòng hai tháng. Đó là thời gian vừa đủ để nhóm lao động định hình.

    Tuy nhiên, có đến 25% số nhóm không thể phát triển trong giai đoạn đầu này nên các nhà lãnh đạo phải tiếp tục vận dụng phương thức quản lý của mình lâu hơn thời gian dự kiến.
     
Đang tải...