Luận Văn Tế Hanh và tác phẩm Dòng sông, Mùa Hạ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mùa Hạ.
    Tế Hanh.
    Anh đến nhân gian một ngày hạ chí, 15-5 nămTân Dậu, suy ra ngày dương 20-6-1921, cũng vào ngày hạ chí, rồi ra đi một buổi trưa hè, 16-7-2009.
    Tế Hanh sáng tác tập thơ Nghẹn Ngào chủ yếu vào kỳ nghỉ hè, 1939 và được giải khuyến khích Tự lực văn đoàn năm đó. Đến ngày anh mất là 70 năm. Những con số như là mệnh số. Đôi lời thơ giản lược đời anh :

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lánh
    Tháng 6-1956, Tuyển Tập, tr.90

    Hay là :
    Trái tim mùa hạ say sưa nở
    Mắt nắng long lanh khắp ngã đường
    ( ) Hồn trưa rạo rực mong ai đó
    Suối đỏ lan tràn đến tận đâu ?
    Hè 1969, Tuyển Tập, tr. 214

    Tế Hanh bắt đầu nổi tiếng với một tác phẩm chưa hề được xuất bản là Nghẹn Ngào, sau này sẽ được tăng cường, đổi tên là Hoa Niên, nhà Đời Nay xuất bản giữa năm 1945, ít người đọc vì thời cuộc lúc đó[1].

    Nhiều người biết thơ Tế Hanh là qua Thi Nhân Việt Nam, 1942, do Hoài Thanh và Hoài Chân trích dẫn, là những bài Quê Hương, 1939, Lời Con Đường Quê, 1937, Vu Vơ, sau đổi tên là Những ngày nghỉ học, 1938, và Ước Ao. Riêng bài Quê Hương đươc phổ biến rộng rãi nhờ dược in trong các sách giáo khoa bậc tiểu học, theo chương trình Trần Trọng Kim từ thời kháng chiến chống Pháp và nhiều khi được đổi tên, như Làng đánh cá, ngày nay nhiều người cao tuổi còn nhớ. Tại miền Bắc và cả nước sau này, bài Nhớ con sông quê hương, 1956, được giảng dạy ở các lớp phổ thông nên nhiều người biết. Tế Hanh là một tác gia có quần chúng.

    Ngoài ra, về mặt văn học một số người biết hai bài Quê Hương và Những ngày nghỉ học qua lời giới thiệu trên báo Ngày Nay, Hà Nội, cuối năm1939 khi nhóm Tự Lực Văn đoàn trao giải thưởng cho Tế Hanh. Bài viết có hiệu lực vì ký tên Nhất Linh :
    « Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sỹ có tài, ông có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc. Và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ. Ông chỉ còn chờ thời gian để gặp nhiều cảnh và viết thêm được nhiều bài thơ hay [2] ».

    Nhất Linh trong lời giới thiệu nhanh và khái quát đã có nhận định tinh tế - cũng như Hoài Thanh sau đó : tâm hồn phong phú, rung động sâu sắc cần « thời gian để gặp nhiều cảnh » « cảnh » đây là phong cảnh hay hoàn cảnh. Tế Hanh không làm thơ bằng trí tưởng (imaginaire) như nhiều nhà thơ khác. Đây là sở trường cũng là sở đoản của anh.
    Trải dài non 70 năm, sáng tác Tế Hanh có thể thu lại trong hai chữ « tình cảnh ». Cảnh do tình cảm tạo ra như trong Nhớ Con Sông Quê Hương ; tình do cảnh ngộ tạo ra, như cuộc chia ly Nam Bắc ; cũng có bài thơ hay lọt ra ngoài quỹ đạo đó, nhưng không nhiều.

    Khởi thủy thơ Tế Hanh là thơ học trò, rung cảm cũng tàn theo những mùa hoa phượng. Hoa Niên gồm 40 bài ; đưa vào Tuyển Tập 1987 còn lại 10 bài, bỏ rớt ¾, tỷ lệ ngược lại so với Xuân Diệu, tập Thơ Thơ, 1938, đưa vào Tuyển Tập 1986 được ¾. Lửa Thiêng của Huy Cận cũng đại khái như vậy. Cả ba vị đều là quan chức quyền thế, chắc là không ai o ép. Nhưng gạt bỏ đến ¾ tập thơ đầu tay chắc cũng có phần đau xót.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...