Đồ Án Tế bào NK

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tế bào NK​

    Information

    Hệ miễn dịch không đặc hiệu (còn gọi là miễn dịch bẩm sinh) bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các cơ chế này chủ yếu phản ứng chống lại vi sinh vật chứ không phản ứng với các vật lạ không phải là vi sinh vật; đồng thời chúng phản ứng theo một cơ chế giống hệt nhau khi vi sinh vật xâm nhập tái đi tái lại. Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu bao gồm: (1) Hàng rào biểu mô; (2) Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào ; (3) Tế bào NK; (4) Hệ thống bổ thể và các chất trung gian khác của phản ứng viêm và (5) các protein cytokine có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ miễn dịch bẩm sinh.

    Ba vị trí tiếp giáp giữa cơ thể và môi trường bên ngoài là da, đường tiêu hoá và đường hô hấp. Vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài qua những chỗ tiếp giáp đó thông qua tiếp xúc trực tiếp, do nuốt hoặc hít vào. Cả ba cửa ngõ này đều được che phủ bởi các biểu mô nối liền với nhau có tác dụng như những hàng rào sinh lý ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập (hình 1.2). Các tế bào biểu mô tạo ra các chất kháng sinh có bản chất là các peptide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra biểu mô còn có một loại tế bào lympho có tên là các tế bào lympho trong biểu mô, có bản chất là các tế bào thuộc dòng lympho T, có thụ thể cấu trúc từ các chuỗi γ và δ nhận diện lipid của vi sinh vật Một quần thể các tế bào lympho B có tên gọi là lympho B-1, tương tự như các tế bào lympho T trong biểu mô. Hầu hết kháng thể IgM trong máu những người bình thường hay còn gọi là các kháng thể tự nhiên là sản phẩm do các tế bào lympho B-1 tạo ra. Rất nhiều trong số các kháng thể này đặc hiệu với các carbohydrate có trên vách của nhiều loại vi khuẩn.

    -------------------------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    DANH MỤC HÌNH

    DANH MỤC BẢNG

    TỪ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ MIỄN DỊCH


    1.1. Miễn dịch không đặc hiệu

    1.1.1. Hàng rào biểu mô

    1.1.2. Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào

    1.1.3. Tế bào NK

    1.1.4. Hệ thống bổ thể

    1.1.5. Các cytokine của miễn dịch bẩm sinh

    1.2. Miễn dịch đặc hiệu

    1.2.1. Miễn dịch thể dịch

    1.2.1.1. Các pha và các loại đáp ứng miễn dịch thể dịch

    1.2.1.2. Kích thích các tế bào lympho B bởi kháng nguyên

    1.2.1.3. Chức năng của các tế bào T

    1.2.1.4. Các cơ chế tế bào T hỗ trợ hoạt hoá tế bào lympho B

    1.2.1.5. Điều hoà các đáp ứng miễn dịch thể dịch: phản hồi của kháng thể

    1.2.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào

    1.2.2.1. Ðáp ứng gây độc tế bào trực tiếp

    1.2.2.2. Đáp ứng quá mẫn muộn

    CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẾ BÀO NK

    2.1. Khái quát

    2.2. NK - cầu nối tiến hóa giữa miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu

    2.2.1. Những hiểu biết gần đây

    2.2.2. Định nghĩa “không đặc hiệu” và “đặc hiệu” : vấn đề về mặt ngữ nghĩa

    2.2.3. Tế bào NK thuộc về miễn dịch không đặc hiệu hay đặc hiệu

    2.2.4. Mô hình chuyển đổi

    CHƯƠNG III: CHỨC NĂNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA NK

    3.1. Giới thiệu chung

    3.2. Vai trò đáp ứng lại kích thích (Effector function) của tế bào NK

    3.3. Con đường gây độc tế bào thông qua phóng thích các hạt có độc tính

    3.3.1 Giới thiệu thoát bào hạt (Granule exocytosis)

    3.3.2. Granulysin

    3.3.3. Perforin

    3.4. Con đường tiêu diệt tế bào của thụ thể gây chết .

    3.4.1. TRAIL

    3.4.2. FasL và những con đường khác

    3.5. Điều hòa chức năng tế bào NK

    3.5.1. Giới thiệu các loại thụ thể

    3.5.2. KIR- Human killer cell immunoglobulin receptors

    3.5.3. NKG2D

    3.5.4. Ly49H và NKG2/CD94

    3.5.5. Thụ thể đồng hoạt hóa

    3.5.6. Thụ thể hoạt hóa tế bào NK không đặc hiệu với MHC I .

    3.6. Kết luận

    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CHỨC NĂNG GÂY ĐỘC CỦA NK TRONG Y HỌC

    4.1. HCV [8]

    4.1.1. Giới thiệu chung về HCV và phương pháp điều trị

    4.1.2. Tế bào NK trong trường hợp nhiễm HCV

    4.1.3. Cách HCV lẩn tránh đáp ứng của tế bào NK của cơ thể chủ

    4.1.4. Giả thuyết thống nhất vai trò của tế bào NK và đáp ứng miễn dịch chống

    virus của tế bào

    4.1.5. Định hướng nghiên cứu trong tương lai

    4.2. Ung thư

    4.2.1. Các liệu pháp miễn dịch dựa trên tế bào NK chống ung thư

    4.2.2. Kết luận

    CHƯƠNG V: CHỨC NĂNG KHÔNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA NK .

    5.1. Nhóm tế bào NK không có độc tính ở người và chuột

    5.2. Sự phân bố ở mô và thông tin liên lạc của các tế bào NK

    5.3. Hoạt hóa tế bào NK trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh

    5.4. Chức năng kháng virus trực tiếp của tế bào NK

    5.5. Vai trò điều chỉnh miễn dịch của tế bào NK

    5.5.1. Sự trưởng thành của các DC nhờ tế bào NK

    5.5.2. Tế bào NK phân cực hóa tế bào T

    5.5.3. Tế bào NK trong liệu pháp miễn dịch

    5.6. Kết luận

    KẾT LUẬN CHUNG

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    ----------------------------------------------------------------------------------

    GVHD: ThS. Hoàng Mỹ Dung – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...