Báo Cáo Tế bào gốc và đạo lý sinh học trong nghiên cứu tế bào gốc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ - 3 -
    B – MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 4 -
    C. NỘI DUNG - 5 -
    I. TẾ BÀO GỐC (Stem cells) - 5 -
    II. TẾ BÀO GỐC VÀ ĐẠO LÝ SINH HỌC (BIOETHICS). - 17 -
    D. KẾT LUẬN - 22 -
    TÀI LIỆU THAM KHẢO - 23 -

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong vài thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu về tế bào gốc cũng như những tranh cãi về tính đạo đức trong nghiên cứu lĩnh vực này. Nghiên cứu về tế bào gốc trang bị cho chúng ta những hiểu biết về quá trình hình thành cơ thể sinh vật từ một tế bào đơn lẻ và quá trình các tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào bị tổn thương trong các cơ thể trưởng thành, mang lại cho nhân loại hy vọng chữa được nhiều bệnh mãn tính và nan giải mà hiện nay chưa có biện pháp điều trị hiệu quả. Trong thế kỷ 21, nhân loại đón đợi liệu pháp điều trị thay thế tế bào hay tế bào gốc trị liệu. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật đã chứng minh liệu pháp điều trị mới này là có thể và đã có nhiều bằng chứng cho phép chúng ta hy vọng vào triển vọng của tế bào gốc người. Tuy nhiên công việc này mới đang ở giai đoạn đầu tiên và gặp không ít khó khăn về kỹ thuật cũng như các vấn đề liên quan đến đạo đức và luân lý. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Tế bào gốc và đạo lý sinh học liên quan” làm đề tài tiểu luận của mình để tìm hiểu về tế bào gốc cũng như các vấn đề đạo đức liên quan đến tế bào gốc.

    B – MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Mục đích:
    - Tìm hiểu về tế bào gốc cũng như các vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học trong nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc.
    - Thực hành phương pháp nghiên cứu đề tài bằng lý thuyết, đọc và xử lý số liệu liên quan tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các đề tài sâu hơn.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    Các loại tài liệu như giáo trình, sách giáo khoa, các bài báo, các trang web điện tử có liên quan đến tế bào gốc.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Thu thập các thông tin, đọc các vấn đề có liên quan đến tế bào gốc và đạo lý sinh học trong nghiên cứu tế bào gốc.

    C. NỘI DUNG


    I. TẾ BÀO GỐC (Stem cells)
    1. Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc [2]
    - 1945: Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu.
    - Thập kỷ 1960:
    + Xác định được các tế bào carcinoma phôi chuột là một loại tế bào gốc.
    + Khám phá ra trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thanh các tế bào thần kinh.
    - 1981: Evans và Kaufman và Martin phân lập được tế bào gốc phôi từ khối tế bào bên trong của phôi túi (blastocyst) chuột.
    - 1995 -1996: Tế bào gốc phôi linh trưởng có nhân lưỡng bội bình thường được phân lập từ khối tế bào bên trong của phôi túi và duy trì trên in vitro.
    - 1998: Thomson và cộng sự ở đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) tạo ra dòng tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong của phôi túi.
    - 1999: Khẳng định khả năng chuyển biệt hóa (transdifferentiation) hay tính mềm dẻo (plasticity) của tế bào gốc trưởng thành.
    - 2001: Tìm ra một số phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa trên in vitro tạo ra các mô có thể dùng cho ghép mô.
    - 2003: Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng, bằng thực nghiệm có thể làm một tế bào “trẻ lại”.
    - 2005: Phát triển kỹ thuật mới cho phép tách chiết tế bào gốc phôi mà không làm tổn thương phôi.
    2. Tế bào gốc: Định nghĩa và phân loại.
    2.1. Định nghĩa:
    Hiện có rất nhiều định nghĩa về tế bào gốc. Tuy nhiên, có thể hiểu tế bào gốc thông qua 1 số định nghĩa sau:
    - Tế bào gốc là những tế bào có khả năng sinh sản và biệt hóa cho ra các tế bào biệt hóa [17, 4]
    - Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hoá và chúng có khả năng biệt hoá thành các kiểu tế bào chức năng, điều này cho phép chúng có vai trò như hệ thống sữa chữa mô, tạo những tế bào khác hoạt động bình thường trong cơ thể sinh vật [367, 1].
    - Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong "hệ thống sửa chữa" của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống. Tế bào gốc có thể trở thành tế bào cơ, hồng huyết cầu, tế bào não .[7]
    - Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo (self renew) và phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyến tụy, tế bào bào da, tế bào máu, tế bào thần kinh [3, 3]
    2.2. Phân loại
    Thuật ngữ “tế bào gốc” mang tính khái quát chung, hàm nghĩa là một tế bào có khả năng biệt hóa thành kiểu tế bào chức năng. Khó nhận biết được tiềm năng của nó như thế nào từ thuật ngữ này. Do vậy, tế bào gốc được phân loại và đặt tên dựa vào một trong 2 tiêu chí sau:
    2.2.1. phân loại theo tiềm năng biệt hóa hay đặc tính.
    Theo tiềm biệt hoá có thể xếp tế bào gốc thành bốn loại: toàn năng (hay thuỷ tổ), vạn năng, đa năng và đơn năng [1], [3].
    a/ Tế bào gốc toàn năng hay tế bào gốc thủy tổ (totipotent stem cells):
    Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào cơ thể từ một tế bào ban đầu. Tế bào toàn năng có khả năng phát triển thành thai nhi, tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh. Trứng đã thụ tinh (hợp tử) và các tế bào được sinh ra từ những lần phân chia đầu tiên của tế bào trứng đã thụ tinh (giai đoạn 2 - 4 tế bào – các blastosomer) là các tế bào gốc toàn năng, có khả năng phân chia và biệt hóa ra tất cả các dòng tế bào để tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.
    b/ Tế bào gốc vạn năng (pluripotent stem cells):
    Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ ba lá mầm phôi – lá trong, lá giữa và lá ngoài. Ba lá mầm phôi này là nguồn gốc của tất cả các loại tế bào chuyên biệt khác nhau của cơ thể. Khác với tế bào gốc toàn năng, các tế bào gốc vạn năng không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh mà chỉ có thể tạo nên được các tế bào, mô nhất định. Các tế bào gốc phôi lấy từ khối tế bào bên trong (inner cell mass) là những tế bào gốc vạn năng.
    c/ Tế bào gốc đa năng (multipotent stem cells):
    Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào của cơ thể từ một tế bào ban đầu. Các tế bào được tạo thành nằm trong một hệ tế bào có liên quan mật thiết, ví dụ chỉ tạo nên các tế bào máu (bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu lympho ), hoặc chỉ tạo nên các tế bào của hệ thống thần kinh. Thường thì các tế bào gốc trưởng thành như tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc thần kinh chỉ có tính đa năng; nhưng trong những điều kiện nhất định, chúng vẫn có thể chuyển biệt hóa và trở nên có tính vạn năng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...