Sách Tây du ký – Ngô Thừa Ân

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tây du ký ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tác giả là Ngô Thừa Ân (1500-1581) người Sơn Dương, phủ Hoài An, nay thuộc tỉnh Giang Tô, bút danh Xạ Dương Sơn Nhân, con một nhà buôn nhỏ chuyên bán chỉ màu và đồ thêu, nhưng lại có cái thú tàng trữ sách. Điều đó cũng không có gì kỳ lạ vì vốn ông nội và cố nội ông đều xuất thân học quan. Trong kho sách gia đình, cậu bé Ngô Thừa Ân đã ngày đêm miệt mài với chuyện lịch sử, đặc biệt với các bộ truyền kỳ.

    Lớn lên, tính khí ngang ngạnh, “bình sinh không để người thương hại” “trong lòng mài dũa dao trừ tà ”. Ông học giỏi, đọc rộng “hạ bút thành thơ rất thích hài kịch, từng viết nhiều tạp ký, lừng danh một thời” (Thiên khải Hoài an phủ chí). Tuy đa tài nhưng lận đận trên đường khoa hoạn, mãi đến năm 43 tuổi ông mới đỗ “tuế cống sinh” (tức cử nhân), từ đó về sau còn đi thi hai lần nữa nhưng đều bất thành. Năm 51 tuổi vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng vì thân cô, thế cô nên không được toại nguyện. Mãi đến năm 67 tuổi mới được bổ làm thừa lại huyện Trường Hưng, nhưng không bao lâu nhục nhã vì phải vào luồn ra cúi mà phủi áo bỏ về. Sau đó ông lại được tiến cử giữ chức kỷ thiện trong Kinh vương phủ chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được ba năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Từ đây ông chỉ làm bạn với văn thơ, được hơn 10 năm thì mất. Thơ văn của ông, người đời sau thu thập lại in thành Xạ Dương sinh tồn cáo 4 quyển. Ông còn viết một bộ Vũ đĩnh chí, cũng là chuyện thần tiên ma quái, nhưng vì nghèo túng, lại không con, chẳng ai bảo quản, nên nay thất lạc hết. Tây du ký là bộ tiểu thuyết duy nhất còn giữ lại được của ông, có lẽ hoàn thành vào những năm cuối đời trong cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà.
    Tây du ký vốn bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông là Trần Huyền Trang năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo, Ông ra đi năm 629 đến năm 645 mới trở về, tổng cộng mất 17 năm. Đường đi trên vạn dặm, qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 4 năm, ở lại Ấn Độ tìm thấy học đạo 13 năm, đặc biệt lưu học những 6 năm ở chùa Na Lan Đà vốn là trung tâm phật học thời bấy giờ. Khi về nước ông phải dùng 24 ngựa tải, mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 xá lợi tử (tinh cốt Phật), 6 tượng Phật. Ông để ra 19 năm trời, dich được 75 bộ kinh Phật, cho đến khi mất. Ông còn để lại một bộ Đại Dương tây vực ký 12 quyển, ghi chép đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của 128 nước mà ông đã đi qua. Khi ông mất có đến 1 triệu người đưa tang và 3 vạn Phật tử đã dựng lều cư tang gần phần mộ ông.
    Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Lâu ngày nó trở thành truyền thuyết và thần thoại hoá. Các nghệ nhân kể chuyện đời Tống đã phát triển thành những câu chuyện hoàn chỉnh nay còn giữ lại trong cuốn Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại, trong đó đã thấy xuất hiện Hầu hành giả, bóng dáng của Tôn Ngộ Không sau này. Đến đời Nguyên lại xuất hiện bộ Tây du ký bình thoại, so với Thủ kinh thi thoại thì nội dung phong phú hơn, nhân vật nhiều hơn, tình tiết cũng phức tạp hơn. Có thể tìm thấy tất cả những tình tiết quan trọng của Tây du ký trong bộ này. Đó là xét từ nguồn gốc thoại bản. Về kịch, chuyện Tây du ký cũng được đưa lên sân khấu khá sớm. Đời Kim có vở Đường Tam Tạng, đời Nguyên có vở Đường Tam Tạng Tây thiên thủ kinh của Ngô Xương Linh. Cuối đời Nguyên đầu Minh có vở Tây du ký tạp kịch của Dương Nột. Ngô Thừa Ân là người tập hợp và gia công cuối cùng. Dưới ngòi bút sáng tạo của ông, không những tác phẩm có một dung lượng đồ sộ 100 hồi trước kia chưa hề có, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sinh động, đa dạng, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, khúc chiết và trước sau nhất quán.
    Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới với Sa hoà thượng phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía tây Trung Quốc). Đường đi gặp phải biết bao gian nan trắc trở, tổng cộng 81 nạn, cuối cùng đến được xứ sở của Phật tổ, mang kinh phật về truyền bá phương Đông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...